Địa phương tích cực vào cuộc nâng cao năng lực giáo viên mầm non

GD&TĐ - Giáo dục mầm non (GDMN) đang đứng trước yêu cầu đổi mới để thích ứng Chương trình GDPT 2018.

Giờ chơi của trẻ Trường Mầm non Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: TG
Giờ chơi của trẻ Trường Mầm non Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: TG

Do đó, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ là nhiệm vụ tất yếu của các nhà trường.

Đáp ứng yêu cầu mới

Theo bà Cù Thị Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT), xác định công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non ở cơ sở GDMN thời gian qua có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong tiến trình đổi mới toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29, Bộ GD&ĐT đã đẩy mạnh chỉ đạo, triển khai bồi dưỡng chuyên môn tại các địa phương.

Việc này cũng được các cấp, ngành quan tâm sâu sát. Kết quả, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phát triển cả về số và chất lượng; nhiều chế độ chính sách cho GDMN được ban hành, đáp ứng tốt việc điều hành hoạt động tại cơ sở.

Bà Cù Thị Thủy cho biết thêm: Để thực hiện yêu cầu của Luật Giáo dục 2019 về trình độ đào tạo, các địa phương đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/1/2019 về “Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN giai đoạn 2018 – 2025”.

Hiện, tỷ lệ giáo viên mầm non/lớp đạt 1,86 (tăng 0,02), bình quân giáo viên/lớp theo vùng trên toàn quốc là 1,86. Ở nhiều nơi, tình trạng thiếu giáo viên dẫn đến việc sắp xếp thời gian để bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non và cán bộ quản lý còn bất cập. Thực tế trên đòi hỏi các cơ sở GDMN linh hoạt, đảm bảo hoạt động này thường xuyên hơn, nhất là trong bối cảnh đội ngũ này triển khai nhiều hoạt động hướng đến chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ toàn diện, an toàn, chất lượng.

TS Nguyễn Ngọc Hiền - thành viên Tiểu ban GDMN, Hội đồng quốc gia phát triển nguồn nhân lực cho rằng, hằng năm, Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình công tác, trong đó chú trọng nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đã thể hiện rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trước mắt, để khắc phục hạn chế, việc ban hành Kế hoạch hướng dẫn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non chắc chắn sẽ góp phần phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Về phía các địa phương cũng tích cực thực hiện nội dung, nhiệm vụ năm học đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.

Cô trò Trường Mầm non Yên Ninh (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái). Ảnh: TG

Cô trò Trường Mầm non Yên Ninh (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái). Ảnh: TG

Tích cực vào cuộc

Ông Phạm Khương Duy - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết: Trong các nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, Vĩnh Phúc chú trọng tới chuyên môn nhằm triển khai tốt Chương trình GDMN; hướng dẫn thực hiện, phát triển chương trình nhà trường, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; phối hợp, hỗ trợ cha mẹ trẻ trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng...

“Chúng tôi triển khai nội dung bồi dưỡng thông qua các chương trình, đề án. Việc bồi dưỡng chuyên môn được tổ chức hằng năm mang lại hiệu quả lớn đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán để áp dụng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở GDMN”, ông Duy nhấn mạnh.

Tại Trường Mầm non Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), chia sẻ của cô Hiệu trưởng Vũ Thị Yên, cán bộ quản lý, giáo viên mầm non rất quan tâm tới nội dung bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiệp vụ. “Để đẩy mạnh hoạt động này ở nhà trường, chúng tôi tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo trường, cụm trường.

Trường cũng chủ động bồi dưỡng giáo viên thông qua các cuộc thi. Về phía giáo viên tích cực tự bồi dưỡng, nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau hoặc thông qua đồng nghiệp, bạn bè. Các hình thức bồi dưỡng cần thiết thực hiện thường xuyên, hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp đội ngũ”, cô Vũ Thị Yên trao đổi.

Khẳng định ý nghĩa việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, bà Nguyễn Thị Vy - Trưởng phòng GDMN (Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái) thông tin: Yên Bái đã chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên làm việc tại cơ sở GDMN ngoài công lập. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng giáo viên người dân tộc thiểu số; hỗ trợ giáo viên sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn phù hợp bối cảnh thực tế nhà trường, địa phương.

Tại Trường Mầm non Yên Ninh (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái), cán bộ quán lý, giáo viên nhà trường đã tham gia tích cực với nhiều hình thức bồi dưỡng đa dạng (học tập chuyên đề do cấp trên tổ chức có chuyên gia, cán bộ cốt cán báo cáo).

Theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Băng, các hoạt động bồi dưỡng, trải nghiệm thực tiễn, học tập kinh nghiệm, dự giờ, hội thảo, tọa đàm, chuyên đề có ý nghĩa quan trọng đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Hoạt động không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn, mà còn là những bài học kinh nghiệm quý để giáo viên cùng chia sẻ, hướng đến chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ chất lượng.

“Đảm bảo 100% cơ sở GDMN tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên chưa có điều kiện tham gia bồi dưỡng trực tiếp. Qua lớp bồi dưỡng các cấp, cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt được nhiệm vụ chuyên môn từng năm học; nâng cao ý thức tự học nhằm tăng cường chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, Phó Vụ trưởng Vụ GDMN Cù Thị Thủy yêu cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.