Địa phương quan ngại, Bộ Y tế nên làm gì với vấn đề sinh phẩm xét nghiệm covid-19?

GD&TĐ - Hầu như không địa phương nào dám mua mà chỉ mong muốn các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, nhưng tài trợ thì không thể tài trợ mãi được và cũng không biết chất lượng thế nào.

 Giá các sinh phẩm xét nghiệm đang được rất nhiều người quan tâm.
Giá các sinh phẩm xét nghiệm đang được rất nhiều người quan tâm.

Sau phát biểu của ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tại Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương ngày 26/9/2021, mặc dù sau đó, ông có bài giải thích trên Báo Thanh Niên ngày 01/10/2021 về giá sản phẩm này (https://m.thanhnien.vn/gia-kit-test-o-moi-thoi-diem-moi-nuoc-khac-nhau-post1117199.html), nhưng các địa phương đã có tâm lý lo ngại về việc mua sắm các sinh phẩm xét nghiệm, giờ lại càng lo lắng hơn.

Hầu như không địa phương nào dám mua mà chỉ mong muốn các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, nhưng tài trợ thì không thể tài trợ mãi được và cũng không biết chất lượng thế nào.

Vậy Bộ Y tế đã làm gì tiếp theo để tháo gỡ các vướng mắc này?

Đã mấy tuần trôi qua trong tình huống khẩn cấp, chống dịch như chống giặc vậy mà Bộ có thấy rõ điều đó hay không?

Nhiều ý kiến cho rằng để có thể giải quyết bài toán này, rất đơn giản Bộ chỉ cần triển khai một số việc:

1- Về giá các loại test R-PCR và test kháng nguyên

Bộ cần thông báo rộng rãi trên cổng thông tin của Bộ để yêu cầu toàn bộ các nhà cung cấp các sản phẩm này trên thế giới (bao gồm cả hãng được cấp phép vào Việt Nam và các hãng chưa được cấp phép đưa sản phẩm vào Việt Nam) thông báo cụ thể về:

Năng lực doanh nghiệp

Sản phẩm test Covid mà doanh nghiệp có về tiêu chí kỹ thuật, nước sản xuất và các chứng nhận quốc tế 

Năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm theo thời gian

Điều kiện giao hàng

Điều kiện thanh toán 

Điều kiện bảo quản 

Chế độ dịch vụ sau bán hàng 

Máy móc và vật tư đi kèm 

Sinh phẩm xét nghiệm nên được một đơn vị của Bộ y tế tổ chức đấu thầu mua sắm. Ảnh minh họa từ TTXVN
Sinh phẩm xét nghiệm nên được một đơn vị của Bộ y tế tổ chức đấu thầu mua sắm. Ảnh minh họa từ TTXVN

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế tổng hợp thông tin và kết nối các cơ quan chức năng để từ đó đưa ra thông báo công khai về giá các sản phẩm ở mức thấp nhất trong các nhóm tương ứng về chất lượng sản phẩm, nước sản xuất… và mỗi 3 tháng/lần lại cập nhật các thông tin mới về giá. 

2- Về số lượng các loại test cần chuẩn bị cho các kịch bản khác nhau trong trạng thái bình thường mới

Bộ cần tổng hợp gấp kế hoạch từ các địa phương và các báo cáo Trung ương về nhu cầu test kháng nguyên và PCR, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cho toàn quốc và đề xuất giải pháp tối ưu cho việc mua sắm này.

3- Về hướng dẫn cụ thể các địa phương mua sắm

Bộ có thể giao cho một đơn vị của Bộ đấu thầu các sản phẩm này, trên cơ sở đó, các địa phương có thể áp dụng kết quả đấu thầu này để mua sắm cho mình.

Các địa phương cũng có thể căn cứ trên bảng giá công khai của Bộ và các thông số kỹ thuật, các điều kiện đi kèm, chủ động bàn bạc với các nhà cung cấp để lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm.

Các công việc trên là rất cần thiết, thiết nghĩ Bộ Y tế cần làm gấp và ra thông báo công khai trong vài ngày tới để các địa phương có thể mua nguồn sinh phẩm dự phòng theo các kịch bản khác nhau theo đúng định hướng của Chính phủ và Bộ sẽ không phải đau đầu như thời gian qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.