Di sản các nhà sử học Việt Nam - Vẫn còn nhiều khoảng trống

Di sản các nhà sử học Việt Nam - Vẫn còn nhiều khoảng trống

Việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị củacác di sản này đang là nhiệm vụ đặt ra cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học (NKH) ViệtNam. Trong số hơn 1800 NKH đang được Trung tâm tiếp cận nghiên cứusưu tầm, mới chỉ có 68 nhà sử học. Đó là một khoảng trống lớn trong việc nghiêncứu lịch sử cuộc đời của NKH lịch sử, rất cần được khỏa lấp.

Tọađàm "Sưu tầm và phát huy di sản các nhà sử học Việt Nam" do Trung tâm Di sảncác NKH Việt Nam (TTDS) tổ chức ngày 19-7-2020 tại Công viên Di sảncác NKH Việt Nam (CVDS), xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình,chính là nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. 

Đến dự cuộc tọa đàm này có nhiều nhàsử học tại các đơn vị nghiên cứu và đào tạo như ĐHKHXH và NV thuộc ĐHQG HN,ĐHSP Hà Nội, Hội khoa học lịch sử VN, Hội khoa học lịch sử Hà Nội. 

GS.TSKH Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cũng đã tham dự tọa đàm. Về phía TTDS và CVDS (MEDDOM) có GS.TS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí – Chủ tịch Hội đồng cố vấn, PGS.TS Nguyễn Văn Huy – Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn, Giám đốc chuyên môn TTDS, TS Trần Văn Tính – thành viên Hội đồng sáng lập Medlatec Group.

Di sản các nhà sử học Việt Nam - Vẫn còn nhiều khoảng trống ảnh 1
PGS.TS Nguyễn Văn Huy trao cho GS Vũ Dương Ninh giấy chứng nhận Trao tặng tài liệu hiện vật cho TTDS

Cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, duy nhất có TTDS nghiên cứu lịch sử cuộc đời các NKH Việt Nam, thông qua việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản của họ, bao gồm các tư liệu hiện vật và câu chuyện ký ức liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của NKH.

Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, TTDS đã tiếp cận nghiên cứu hơn 1800 NKH ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với hơn 800.000 đơn vị tài liệu hiện vật (TLHV) liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của NKH được lưu trữ, làm cơ sở nghiên cứu lịch sử từng ngành khoa học nói riêng, nền khoa học VN nói chung. Tuy nhiên, trong số đó, TTDS mới chỉ tiếp cận được 68 nhà sử học với hơn 8 vạn TLHV liên quan.

Đó là một con số khá khiêm tốn so với lịch sử 75 năm kể từ khi thành lập nước. Rất nhiều nhà sử học lớn, có tầm vóc quốc gia và quốc tế như các GS Nguyễn Khánh Toàn, Đào Duy Anh, Phạm Huy Thông, Trần Huy Liệu, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Hồng Phong, Cao Huy Đỉnh, Cao Xuân Huy; đặc biệt là các nhà sử học phía nam từ trước năm 1975... chưa được TTDS tiếp cận nghiên cứu lịch sử cuộc đời.

Di sản các nhà sử học Việt Nam - Vẫn còn nhiều khoảng trống ảnh 2
GS Nguyễn Anh Trí phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm

Có một thực tế nữa là bản thân nhiềuNKH và gia đình họ cũng chưa coi trọng việc lưu giữ các di sản vật thể và phi vậtthể này của NKH, việc thu thập TLHV cá nhân NKH đã khó khăn càng thêm khó khăn...

Mục tiêu hướng đến của TTDS là xây dựngmột bảo tàng về các NKH Việt Nam tại CVDS. Mục tiêu này sẽ không thể thực hiệnđược để phát huy giá trị của di sản NKH nếu không có nguồn TLHV cá nhân của NKHđược nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ và bảo tồn tốt nhất. Muốn vậy, ngoài nỗ lực củaTTDS, rất cần có sự chung tay của NKH và gia đình họ.

Phát biểu tại cuộc tọa đàm, PGS.TS TrầnĐức Cường – Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN nói: Sử học nước nhà đã có chiềudài hàng ngàn năm, dài nhất trong tất cả các ngành khoa học Việt Nam, trong đó 75 nămlịch sử cách mạng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất. Trong lĩnh vực nghiên cứuvà đào tạo sử học, rất nhiều nhà sử học nổi tiếng và có đóng góp lớn chưa đượcnghiên cứu đầy đủ.

TLHV của họ không chỉ là của riêng họ hay gia đình, hoặc giới khoa học, mà là tài sản có giá trị quốc gia. Cho nên, rất cần thiết có một lộ trình và một phương cách cho việc sưu tầm và phát huy di sản nhà sử học mà TTDS đã có những bước đi ban đầu rất đúng đắn. Thứ hai, cần có sự kết nối giữa TTDS với các cơ quan lưu trữ, các đơn vị nghiên cứu, với NKH và gia đình NKH. Và thứ ba, cần quan tâm đến NKH ở mọi vùng miền trong cả nước.

Còn GS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng  trường ĐHKHXH&NV khẳng định rằng khoa học lịch sử là rất quan trọng, bởi lịch sử là quá khứ, hiện tại và tương lai; lịch sử là so sánh, kết nối và thay đổi. Công việc rất ý nghĩa mà TTDS và CVDS đang làm là thu thập, lưu trữ, bảo tồn và phát huy di sản NKH, trong đó có nhà sử học.

Di sản các nhà sử học Việt Nam - Vẫn còn nhiều khoảng trống ảnh 3
Chúc mừng sinh nhật tuổi 84 cho GS Vũ Dương Ninh (từ trái sang: GS Nguyễn Anh Trí, GS Vũ Dương Ninh, PGS Trần Đức Cường, PGS Nguyễn Văn Huy

Trên cả ba hoạt động này, chúng tađang đứng trước thách thức là sự cạnh tranh khốc liệt với các đơn vị khác cócùng chức năng. Chúng ta phải góp phần làm cho CVDS trở thành một nơi truyền cảmhứng khoa học cho thế hệ trẻ, là một địa chỉ giáo dục truyền thống khoa học lịchsử mang bản sắc riêng có thì mới có thể tồn tại và phát triển như mong muốn.

PGS.TSĐào Tuấn Thành – Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội cũng chia sẻ: Thờigian không chờ đợi ai. Những việc mà MEDDOM đang làm cũng như vấn đề đặt ratrong cuộc tọa đàm này phải tiếp tục được thực hiện càng sớm càng tốt, càng rộngcàng tốt. 

Cũng cần thiết phải tư vấn cho NKH và gia đình họ cũng như toàn xã hộivề việc lưu trữ tư liệu cá nhân, bảo tồn và phát huy giá trị của chúng. Là nhữngngười làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chúng tôi rất hi vọng TTDS vàCVDS sẽ là một địa chỉ giáo dục lịch sử một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.

Cũng trong khuôn khổ cuộc tọa đàm rấtcó ý nghĩa này, TTDS đã trân trọng tiếp nhận hơn 700 TLHV của GS.NGND Vũ DươngNinh (nguyên chủ nhiệm khoa Quốc tế học, ĐHKHXH&NV), lưu trữ và bảo tồn tạiTTDS với mã số 213. Sự kiện này diễn ra đúng vào ngày đầu tiên GS Vũ Dương Ninhbước vào tuổi 84, trong khi ông vẫn rất mẫn tiệp để có thể làm việc hàng ngày vàtiếp tục cống hiến cho sử học nước nhà nói chung và lịch sử đối ngoại nóiriêng. Phát biểu trong lễ tiếp nhận giản dị nhưng rất ấm cúng này, GS Vũ DươngNinh trải lòng: Tôi cũng đã từng băn khoăn một thời gian dài khi lo ngại rằngmình chưa xứng đáng để đóng góp tư liệu cá nhân cho TTDS. 

Di sản các nhà sử học Việt Nam - Vẫn còn nhiều khoảng trống ảnh 4
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm trước tòa nhà Quyển sách mở trong CVDS

Nhưng sự ngưỡng mộ nhữngthành tựu mà TTDS đã đạt được mới chỉ hơn 10 năm hoạt động cùng sự động viênthôi thúc của mọi người đã thôi thúc tôi mạnh dạn soạn tư liệu cá nhân để traotặng cho TTDS hôm nay. Tôi rất mong các đồng nghiệp của tôi cũng sẽ hợp táccùng TTDS để làm phong phú thêm di sản các nhà sử học VN.

Thay mặt Liên hiệp các hội khoa học vàkỹ thuật VN, Chủ tịch GS.TSKH Đặng Vũ Minh kêu gọi các NKH nói chung và nhà sửhọc nói riêng hãy cùng chung tay với TTDS và CVDS để thực hiện một chức năng rấtquan trọng là giáo dục di sản cho thế hệ trẻ, đồng thời, cần làm cho mọi ngườihiểu được vai trò quan trọng của việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sảnNKH.

Kết thúc tọa đàm, thay mặt đơn vị tổchức tọa đàm, GS.TS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí và PGS.TS Nguyễn Văn Huy trân trọng cảmơn sự ủng hộ hợp tác của các nhà sử học trong thời gian qua cũng như trong tọađàm này, và hi vọng việc sưu tầm và phát huy di sản các nhà sử học Việt Nam sẽ có mộtbước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. GS Nguyễn Anh Trí cũng đã đềnghị Hội khoa học lịch sử VN sẽ là đơn vị bảo trợ cho hoạt động của TTDS vàCVDS trong công việc có ý nghĩa này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.