ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục phủ nhận thông tin cáo buộc của TLĐ

Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Tiếp tục tranh cãi yêu cầu trích nộp 30% về TLĐ?

TS Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Hiệu trưởng TDTU chia sẻ thông tin về TDTU

Liên quan đến thông tin TLĐ cung cấp cho báo chí “TLĐ chưa có văn bản yêu cầu TDTU thực hiện nghĩa vụ tài chính, trích nộp 30% về TLĐ”. Đại diện TDTU - TS Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Hiệu trưởng TDTU, chia sẻ trường trân trọng ghi nhận việc TLĐ vừa thông báo không yêu cầu trích nộp. Quả thật, quyết định này dù ban hành trễ, song phù hợp với pháp luật. 

Tuy nhiên, đại diện TDTU cho rằng cần làm rõ rằng TLĐ đã gửi văn bản số 1933/TLĐ ngày 29/11/2017 về việc yêu cầu trích nộp. Văn bản này không phải là văn bản của đoàn kiểm tra vì người ký văn bản thừa lệnh Đoàn chủ tịch (không phải là quyền của trưởng đoàn kiểm tra) và sử dụng con dấu chính thức của TLĐ.

Trong văn bản này, Tổng LĐLĐ viện dẫn Quy định 1684/QĐ-TLĐ.  Quyết định 1712/QĐ-TĐT ngày 24/10/2016 của TLĐ đều có quy định phải nội dung phải trích nộp.

Nếu lãnh đạo trường không phản đối mạnh mẽ, viện dẫn văn bản của Thủ tướng Chính phủ thì đã phải thực hiện. Gần đây nhất, văn bản do chính Chủ tịch Tổng Liên đoàn phát đến từng thành viên Hội đồng Trường tại cuộc họp ngày 23/4/2019 về Quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường có yêu cầu nhà trường phải chỉnh sửa quy chế, trong đó có nội dung phải thực hiện nghĩa vụ trích nộp tài chính cho TLĐ theo quy định. Tất cả các thành viên Hội đồng Trường đều có thể xác nhận việc này. 

“Như vậy, việc cho rằng kiến nghị trích nộp chỉ là kiến nghị của Đoàn Kiểm tra là không đúng và vấn đề là ngay khi nhà trường phản ứng và có ý kiến từ năm 2017 và có ý kiến vào ngày 26/4/2019 (khi đoàn đại diện Hội đồng trường làm việc với TLĐ) mà TLĐ không phản hồi và khẳng định không buộc trích nộp. Phải đợi đến khi báo chí lên tiếng thì Lãnh đạo TLĐ mới đính chính điều này” – đại diện TDTU khẳng định.

SV nước ngoài học tập, nghiên cứu tại TDTU
 SV nước ngoài học tập, nghiên cứu tại TDTU

Thông tin “chống lệnh” là không chính xác? 

Đại diện TDTU cũng cho rằng, nhà trường phản đối việc TLĐ đưa thông tin rằng lãnh đạo trường chống lệnh cơ quan cấp trên. Việc đưa thông tin này có ý bôi nhọ và vu khống lãnh đạo và toàn thể TDTU. 

Đại diện TDTU trình bày: Thứ nhất, về kiểm toán, không phải trường có văn bản không đồng ý mà là xin đề nghị dời thời gian kiểm tra. Khi có dự thảo kết luận kiểm tra, nhà trường phản hồi một cách minh bạch, đúng pháp luật và có căn cứ đối với những kết luận kiểm tra chưa chính xác; đối với những kết luận kiểm tra chính xác, nhà trường nghiêm túc tiếp thu và hoàn thiện (nếu có).

Vậy chẳng lẽ, mọi kết luận của đoàn kiểm tra, nhà trường buộc phải tuân thủ cho dù kết luận đó không phản ánh đúng thực tế hoặc/và không đúng với quy định của Đảng, Nhà nước. 

Thứ hai, về lịch làm việc giữa TLĐ với trường, TLĐ có mời 3 lần. Trong đó, lần đầu tiên, nhà trường đã cử Phó hiệu trưởng và Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính ra làm việc trực tiếp với lãnh đạo TLĐ để xin hoãn họp vì đang có quá nhiều sự kiện lớn diễn ra tại trường, nhà trường chưa thể sắp xếp ngay sau Tết nguyên đán; việc dời đã được Chủ tịch TLĐ đồng ý.

Thư mời lần 2 mời trùng lịch họp Hội đồng trường (đã gửi thư mời và báoTLĐ trước khi TLĐ mời). Ngay sau đó, nhà trường đã cử lãnh đạo Trường ra dự họp theo yêu cầu của Tổng liên đoàn.

Thông tin tổ chức họp của TLĐ: Không đúng sự thật?

Ngoài ra, đại diện TDTU cho rằng, thông tin tổ chức họp của TLĐ là không đúng sự thật, sai lệch bản chất.

Cụ thể, Mục 2 Điều 10 trong Quy chế Hội đồng trường (HĐT) có ghi: Hội đồng trường hợp thường kỳ 6 tháng/lần và họp bất thường khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên HĐT hoặc có đề nghị của Hiệu trưởng hoặc của Chủ tịch hội đồng.

Trường đã gửi thư mời Chủ tịch HĐT nhưng không có phản hồi; đến đúng ngày họp mới nhận được Văn bản của đại diện TLĐ báo là chủ tịch đi nước ngoài (trước đó Trường không biết lịch của chủ tịch và cũng không được Chủ tịch HĐT báo là không dự họp được.

Cuộc họp diễn ra hoàn toàn đúng quy định của Pháp luật (cụ thể là Luật Giáo dục đại học, Quyết định 70/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành điều lệ đại học, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường và của Hội đồng trường). Tất cả các thành viên dự họp đều thẩm tra kỹ lưỡng căn cứ pháp lý trước khi bàn luận các nội dung trong cuộc họp.

Theo Quy chế hiện hành thì nhiệm kỳ của Hội đồng trường theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Trong khi thời gian nhiệm kỳ của Hiệu trưởng sắp hết mà Chủ tịch HĐT vẫn không lo cho nhiệm kỳ mới thì để đến tháng 7/2019, trường sẽ không có Hội đồng và không có Hiệu trưởng thì ai sẽ điều hành, quản lý trường?

Do vậy việc triệu tập họp của Hiệu trưởng là thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu đối với tập thể hơn 1300 con người. Cũng chính vì sự bất cập đó nên Luật 34 đã xác định trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trường thành viên chuyên trách là cơ hữu của trường để có đủ thời gian và tâm huyết lo cho sự phát triển Trường.

"Về Công văn số 655/TLĐ ngày 7/5/2019 của TLĐ gửi Hội đồng trường và Ban giám hiệu về việc chuẩn bị thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, nội dung có tính áp đặt cho Hội đồng trường và các áp đặt này không đúng với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34). Chúng tôi lưu ý rắng, văn bản này là văn bản chỉ đạo nhà trường trong công tác triển khai Luật số 34 nhưng nội dung chỉ đạo lại trái với đạo luật này" - Đại diện TDTU .

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.