ĐH Tôn Đức Thắng: “Thông tin Tổng Liên đoàn cung cấp cho báo chí chưa chính xác”

​Thư viện của TDTU được đánh giá là thự viện ĐH hiện đại bậc nhất Việt Nam
​Thư viện của TDTU được đánh giá là thự viện ĐH hiện đại bậc nhất Việt Nam

Đóng góp của TLĐ với sự phát triển của TDTU?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng chưa bao giờ phủ nhận sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các Bộ/Ngành, địa phương và vai trò của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đặc biệt là Thường trực Tổng liên đoàn (đứng đầu là Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐ), trong sự phát triển của Trường.

Thời điểm trước 2016, Tổng Liên đoàn luôn thực hiện đúng việc để Trường tự chủ trong điều hành, hoạt động theo đúng Chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước với cái tâm vì sự phát triển chung của Trường. Nhà trường luôn trân trọng điều đó.

Tuy nhiên, một số nội dung thông tin do ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐ vừa cung cấp trên báo chí là chưa chính xác do đó Trường phản hồi như sau:

SV TDTU trong giờ học thực hành. Ảnh: TDTU
 SV TDTU trong giờ học thực hành. Ảnh: TDTU

Về thông tin "Không thuộc Tổng Liên đoàn, chắc chắn trường không được cấp đất" và “Ngay từ ban đầu, nếu không thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, chắc chắn trường sẽ không được UBND TP.HCM cấp đất tại 2 cơ sở là ở Phường Bình Thạnh, TP.HCM với diện tích 2.800 m2 và tại Quận 7 TP.HCM với diện tích 90.725m2” là sai vì:

1. Cơ sở Bình Thạnh - TPHCM có diện tích 2.800 m2 do Nhà trường mua lại của Công ty Dệt may Gia Định vào cuối năm 1999 (thời điểm này Trường còn là Trường Đại học dân lập công nghệ Tôn Đức Thắng) bằng vốn vay;

Việc Ông Văn Anh thông tin "Đúng là từ năm 2008 đến bây giờ Tổng LĐLĐ mới chỉ kiểm tra tài chính, tài sản của trường đúng 1 lần thôi" là một phát biểu dễ gây hiểu lầm dư luận.

2. Cơ sở Quận 7 - TPHCM có diện tích 90.725m2 (là đất trống, không có bất cứ tài sản gì trên đất) đã được UBND TP.HCM giao cho Trường theo Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 02/4/2008, sau hơn 01 năm Nhà trường đồng hành và quyết liệt bám sát công tác giải phóng mặt bằng (lúc này Trường vẫn đang là Trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TP.HCM và đến ngày 11/6/2008 Trường mới chính thức đổi tên thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam theo Quyết định số …. Của Thủ tướng Chính phủ theo chủ trương xóa bỏ loại hình trường bán công).

Việc xây dựng cơ sở trên đất của các cơ sở này từ nguồn vốn tự tích lũy và vốn vay ưu đãi; thời điểm đó không có bất cứ tài sản nào trên đất “theo nguyên giá là 81 tỷ” như thông tin đại diện Tổng liên đoàn đã nêu.

Ngôi trường đã có bề dày đào tạo, giảng dạy 22 năm
 Ngôi trường đã có bề dày đào tạo, giảng dạy 22 năm

Phát biểu về tài chính của TLĐ dễ gây hiểu lầm dư luận?

Về phần tài chính, thì trước đây Lãnh đạo Trường đã thông tin là tài trợ bằng tiền của Nhà nước và công đoàn từ khi thành lập đến nay cho Trường có 5 khoản:

1. Tài chính do Liên đoàn lao động TP.HCM cấp để tiến hành các thủ tục thành lập trường (0,5 tỷ đồng).

2.Tài chính do Liên đoàn lao động TP.HCM và Tổng Liên đoàn cho vay không lãi: Tổng LĐLĐ Việt Nam cho vay 150 tỷ đồng (trong đó 100 tỷ từ tháng 4/2014 đến 9/2015; 10 tỷ từ tháng 8/2011 đến 12/2014; 40 tỷ từ 2/2009 đến 5/2017). Liên đoàn lao động TP.HCM cho Trường vay 30 tỷ.

Các khoản vay này không tính lãi và Nhà trường đều đã trả lại đầy đủ tiền gốc. Nếu khoản tiền phải trả lãi là khoản tiền tài trợ thì lúc đó, tài trợ từ tổ chức Công đoàn dưới hình thức tổng lãi vay là 44,082 tỷ đồng.

3. Tiền tài trợ giải phóng mặt bằng từ UBND TP.HCM là 70 tỷ đồng.

4.Tiền trợ lãi vốn vay kích cầu do UBND thành phố hỗ trợ là 119,725 tỷ đồng.

5.Vốn trái phiếu Chính phủ cấp để xây dựng Ký túc xá sinh viên là 61,7 tỷ đồng (không phải hơn 100 tỷ đồng như đã thông tin).

Tổng tài trợ từ 5 khoản trên là 295,5 tỷ đồng, chiếm 13,4% tổng đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà trường trên mặt đất. Số liệu tài chính này không tính đến giá trị đất.

 Đối với yêu cầu trích nộp 30% về Tổng liên đoàn thì như các lần thông tin trước, bản chất vấn đề ở đây là Tổng LĐLĐ Việt Nam có yêu cầu Trường nộp tiền không? và Trường đã khẳng định là có; thời gian, số lần yêu cầu Trường đã nêu, văn bản Trường vẫn còn đang lưu trữ.

Việc Ông Anh thông tin "Đúng là từ năm 2008 đến bây giờ Tổng LĐLĐ mới chỉ kiểm tra tài chính, tài sản của trường đúng 1 lần thôi" là một phát biểu dễ gây hiểu lầm dư luận.

Hằng năm, Nhà trường đều thực hiện việc kiểm toán độc lập và năm 2015, 2018 là Kiểm toán nhà nước vào kiểm tra Trường; đồng thời cũng hằng năm (từ 2016 trở về trước và thường vào tháng 3), Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn đều về làm việc với Trường để nghe báo cáo tình hình hoạt động năm vừa qua và phương hướng hoạt động năm tới, trong đó Nhà trường cũng đã báo cáo đầy đủ tình hình hoạt động tài chính có kiểm toán của Trường và Đoàn Chủ tịch cũng có đóng góp ý kiến vào phương hướng hoạt động của Trường.

Như vậy, việc Tổng liên đoàn chỉ mới kiểm tra tài chính một lần thì không có nghĩa Nhà trường muốn làm gì thì làm.

Một tiết học thực hành tại trường ĐH Tôn Đức Thắng
Một tiết học thực hành tại trường ĐH Tôn Đức Thắng 

Có hay không việc TLĐ yêu cầu trích nộp 30%?

Đối với yêu cầu trích nộp 30% về Tổng liên đoàn thì như các lần thông tin trước, bản chất vấn đề ở đây là Tổng LĐLĐ Việt Nam có yêu cầu Trường nộp tiền không? và Trường đã khẳng định là có; thời gian, số lần yêu cầu Trường đã nêu, văn bản Trường vẫn còn đang lưu trữ. Nếu Lãnh đạo Trường không phản đối mạnh mẽ, viện dẫn các văn bản luật và văn bản của Thủ tướng Chính phủ thì Tổng liên đoàn đã không thể nói là “chưa thu một đồng nào”.

Thông tin Ông Phan Anh cung cấp theo Quyết định 158/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường giai đoạn 2015-2017 (được kéo dài thời gian thực hiện theo Nghị quyết 117/NQ-CP ngày 09/11/2017 của Chính Phủ) “Về công tác quản lý cán bộ, theo phân cấp của Trung ương, các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường thuộc diện Đảng đoàn Tổng Liên đoàn quản lý và do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bổ nhiệm.” là không có trong nội dung Quyết định 158 (chưa kể là không phù hợp với Chủ trương của Đảng hiện nay và Luật số 34).

Cụ thể, tại Điều 1, Mục II, khoản 2, điểm b quy định: “Tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm nhân sự là cán bộ quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, viên chức trong và ngoài độ tuổi lao động (còn năng lực làm việc) căn cứ vào đề án vị trí việc làm, sau khi được Hội đồng trường thông qua; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan; đồng thời, bảo đảm tính cạnh tranh và có tính đến các đối tượng ưu tiên theo quy định”.

Về việc thời điểm này cán bộ, giảng viên Trường Tôn Đức Thắng mới phản ứng gay gắt vì không chỉ một sự việc về tài chính nói trên. Khi Nhà trường triển khai các công việc để áp dụng Luật số 34 theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mâu thuẫn mới trầm trọng bởi Tổng liên đoàn muốn quyết định người làm Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng mà không cần tới ý kiến tập thể và Hội đồng trường.

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, sống và làm việc theo Hiến pháp, Chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước thì tập thể nhà trường chỉ kiến nghị hai nội dung (thứ nhất, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần thực hiện Luật Giáo dục đại học sửa đổi và các Nghị quyết của TW Đảng về đổi mới hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ hai, Hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất của trường) thì là điều rất đúng, rất bình thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ