* ĐH Đà Nẵng mở thêm một ngành mới: Quản lý công nghiệp
Trường ĐH Kinh Tế dự kiến tuyển sinh 1920 CT với 7 chuyên ngành đào tạo đó là: Kế toán: 230 CT. QTKD Tổng quát, Ngân hàng: đồng tuyển sinh 180CT. QTKD DL&DV: 140CT. QTKD Quốc tế: 130 CT. Tài chính DN: 125CT. Kinh tế phát triển: 105CT. QTKD Thương mại, QTKD marketing, QT Tài chính: đồng tuyển sinh 100 CT. QT Nguồn nhân lực, Kiểm toán: đồng tuyển sinh 80CT. Tin học quản lý: 70CT. Thống kê-Tin học: 60CT. KT Lao động, KT và quản lý công, Luật học và Luật KD: đồng tuyển sinh 50CT. KT Chính trị: 40CT.
ĐH Đà Nẵng |
Trường ĐH Bách Khoa dự kiến tuyển sinh 3.200CT với 25 chuyên ngành, trong đó có một ngành mới mở là Quản lý Công nghiệp (CN). CT tuyển sinh cụ thể vào các ngành như sau: Điện Kỹ thuật (gồm Thiết bị Điện - Điện tử, Hệ thống Điện, Tự động hóa điện công nghiệp): 250 CT. Các ngành Cơ khí chế tạo, Điện tử-Viễn thông, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu đường và CNTT: đồng tuyển sinh 240 CT. Các chương trình đào tạo và hợp tác Quốc tế: 200 CT. Xây dựng công trình thủy, Cơ - Điện tử, Kinh tế Xây dựng &Quản lý dự án, CN Vật liệu (silicat,polyme), Kiến trúc: đồng tuyển sinh 120CT. Cơ khí động lực (Ô-tô và máy động lực công trình, Động cơ đốt trong, Cơ khí tàu thuyền): 110 CT. Chương trình liên kết đào tạo Việt Úc, CN Hóa thực phẩm: đồng tuyển sinh 100 CT. CN Nhiệt - Điện lạnh, SP Kỹ thuật Điện - Điện tử, Vật liệu và cấu kiện xây dựng, Tin học xây dựng, Kỹ thuật tàu thủy, Kỹ thuật năng lượng và Môi trường, Quản lý CN, CN Chế biến dầu và khí, CN Sinh học: đồng 60CT; CN Môi trường, Quản lý môi trường: đồng tuyển 50CT.
Trường ĐH Ngoại ngữ dự kiến tuyển sinh 1.340CT (trong đó có 175 CT đào tạo SP), với 11 chuyên ngành đào tạo đó là: Cử nhân Tiếng Anh: 435CT. Cử nhân Tiếng Anh thương mại, Cử nhân Tiếng Trung: đồng tuyển sinh 140 CT. Cử nhân Quốc tế học: 135 CT. SP Tiếng Anh, Cử nhân Tiếng Nhật, Cử nhân Tiếng Trung Thương mại: đồng tuyển sinh 70CT. SP Tiếng Anh bậc Tiểu học, SP Tiếng Pháp, SP Tiếng Trung, Cử nhân Tiếng Nga, Cử nhân Tiếng Pháp, Cử nhân Tiếng Pháp DL, Cử nhân Tiếng Hàn quốc, Cử nhân Tiếng Thái Lan: đồng tuyển sinh 35CT.
Trường ĐH Sư Phạm dự kiến tuyển sinh 1700 CT, trong đó có 1650 CT đào tạo SP bậc ĐH, 50 CT bậc CĐ với 26 chuyên ngành đào tạo gồm: Cử nhân CNTT: 150CT. Cử nhân Toán-Tin, Cử nhân Văn học, SPGD Tiểu học, SP GD Mầm non: đồng tuyển sinh 100 CT. SP Toán, SP Vật lý, SP Tin, Cử nhân Vật Lý, SP Hóa học, Cử nhân Hóa học chuyên ngành phân tích-môi trường, Cử nhân Hóa học, Cử nhân khoa học môi trường chuyên ngành Quản lý môi trường, SP Sinh học, Cử nhân Sinh-Môi trường, SP GD Chính trị, SP Ngữ Văn, SP Lịch Sử, SP Địa Lý, Cử nhân Tâm lý học, Cử nhân Địa Lý, Việt Nam học (Văn hóa DL), Văn hóa học, Cử nhân Báo chí, SP GD đặc biệt (chuyên ngành GD hòa nhập bậc TH), SP GD Thể chất-GD quốc phòng và CĐ SP Âm nhạc: đồng tuyển sinh 50CT.
Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum dự kiến tuyển 350CT bao gồm các chuyên ngành: CNTT, KT Xây dựng và Quản lý dự án, Kế Toán, QTKD tổng quát, Tài chíng DN: đồng tuyển sinh 70CT.
Khoa Y-Dược dự kiến tuyển 100CT, trong đó ngành Bác sĩ Đa khoa và Dược sĩ ĐH, mỗi chuyên ngành tuyển 50CT.
Trường CĐ Công nghệ dự kiến tuyển 1500 CT với 15 chuyên ngành đào tạo: CN Kỹ thuật Điện: 180 CT. CN Kỹ thuật cơ khí chế tạo, CN Kỹ thuật ô-tô, CNTT, CN Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông, CN Kỹ thuật Công trình xây dựng, Xây dựng hạ tầng đô thị, CN Kỹ thuật Công trình giao thông, CN Kỹ thuật Cơ-Điện tử: đồng tuyển sinh 120 CT. CN Kỹ thuật Nhiệt-Điện lạnh, CN Kỹ thuật Hóa học, CN Kỹ thuật Môi trường, CN Kỹ thuật Công trình thủy, CN Kỹ thuật thực phẩm, Kiến trúc công trình: đồng tuyển sinh 60 CT.
Trường CĐ CNTT dự kiến tuyển 600CT, bao gồm các chuyên ngành sau: Kế Toán-Tin học: 250CT. CNTT: 150CT. CN Mạng và truyền thông: 120CT. CN Phần mềm: 80CT.
Cả 2 trường CĐ không tổ chức thi tuyển mà sử dụng kết quả thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT đối với những TS dự thi khối A để xét tuyển (không xét tuyển TS dự thi CĐ).
Nguyên Anh