ĐH Đà Nẵng đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và công bố quốc tế

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nguồn thu chuyển giao, ứng dụng kết quả, sản phẩm nghiên cứu... từ các trường thành viên ĐH Đà Nẵng 70 tỷ đồng trong năm 2022. 

Giám đốc ĐH Đà Nẵng trao Giấy khen và tặng hoa chúc mừng 10 cá nhân tiêu biểu trong KHCN.
Giám đốc ĐH Đà Nẵng trao Giấy khen và tặng hoa chúc mừng 10 cá nhân tiêu biểu trong KHCN.

Ngày 21/6, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm học 2022-2023, định hướng công tác năm học 2023-2024.

Năm học 2022 - 2023, các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ĐH Đà Nẵng thực hiện hơn 100 đề tài KHCN các cấp đem lại những kết quả, tri thức, sản phẩm khoa học và ứng dụng mới, Công bố hơn 500 bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế (WoS, Scopus, tăng 8% so với năm học trước).

Tỷ lệ số công bố quốc tế (WoS, Scopus) đạt 0,6 bài/Tiến sĩ; Mức độ ảnh hưởng khoa học thể hiện qua các chỉ số trích dẫn trên Google Scholar và H-Index tăng gần 2 lần; Chuyển giao, ứng dụng kết quả, sản phẩm nghiên cứu cho các địa phương, doanh nghiệp và phục vụ cộng đồng với tổng kinh phí đạt gần 70 tỷ đồng.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, đề xuất ý tưởng, giải pháp, chia sẻ các kinh nghiệm, mô hình mới, cách làm hiệu quả từ thực tiễn phong phú, sinh động của hoạt động Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Trong số này, có các tham luận: “Hợp tác giữa doanh nghiệp và đại học” (PGS.TS. Vũ Văn Tích - ĐH Quốc gia Hà Nội); “Hợp tác giữa đại học và địa phương” (PGS.TS. Võ Văn Minh - Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng); “Một số kinh nghiệm xuất bản bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín” (TS. Võ Văn Quân - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng) và “Một số kinh nghiệm triển khai, nghiên cứu ứng dụng trong các trường ĐH ở Việt Nam” (PGS.TS. Nguyễn Tấn Hưng - Viện Khoa học công nghệ tiên tiến, ĐH Đà Nẵng).

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc ĐH Đà Nẵng đề nghị các đơn vị tiếp tục tăng cường công bố khoa học quốc tế, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng.

"Các trường thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật - công nghệ, cần thúc đẩy gắn kết hơn nữa với các địa phương, doanh nghiệp để có thêm những dự án, sản phẩm thiết thực, ứng dụng hiệu quả phục vụ đời sống và phát triển kinh tế - xã hội.

Các trường ĐH trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm cần có thêm những nghiên cứu, ứng dụng đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phương, phát triển vùng và đất nước. Cần tích cực nhân rộng các kết quả, mô hình nghiên cứu, tham vấn, đóng góp trí tuệ của đội ngũ trí thức phục vụ phát triển, không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong các lĩnh vực văn hóa-xã hội..." - PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ gợi ý định hướng nghiên cứu khoa học của các trường đại học thành viên và đơn vị trực thuộc.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.
Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

GD&TĐ - Thiếu trang thiết bị và nhân lực, lực lượng Kiev dường như đang dần sụp đổ về nhiều mặt, trong khi Nga đang tăng tốc các hoạt động trên bộ mỗi ngày.