Đeo kính áp tròng khi đi tắm, chàng trai bị mù mắt vì nhiễm ký sinh trùng

Không thể phủ nhận sự tiện lợi của kính áp tròng, tuy nhiên, chúng tiềm tàng nhiều rủi ro sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách.

Đeo kính áp tròng khi đi tắm, chàng trai bị mù mắt vì nhiễm ký sinh trùng

Nick Humphreys, 29 tuổi, là một nhà báo địa phương ở Shrewsbury, Shropshire, Anh.

Anh đã mắc Acanthamoeba keratitis (AK) - chứng viêm nhiễm giác mạc liên quan đến ký sinh trùng hiếm gặp trên mắt phải.

Hiện tại, Nick đã phải phẫu thuật mắt 2 lần.

"Nếu tôi biết mối nguy hiểm của việc đeo kính áp tròng khi đi tắm, tôi sẽ không bao giờ đụng đến chúng. Trước khi bị nhiễm trùng, tôi đi tập gym mỗi ngày, đá bóng 3 lần một tuần - còn giờ đây, tôi đã phải ở trong nhà 6 tháng và mất hết ý chí..." Nick nói với tờ Metro UK.

Nick bị cận thị bẩm sinh và phải đeo kính từ năm 4 tuổi. Tuy nhiên, đeo kính cận ảnh hưởng rất nhiều đến việc chơi thể thao của Nick. Do đó, anh chọn đeo kính áp tròng với chi phí khoảng 25 bảng Anh/tháng (khoảng 725.000 đồng).

Dĩ nhiên việc đeo kính áp tròng giúp thị lực của Nick tăng lên rất nhiều khi chơi thể thao. Anh đeo nó tới 5 lần/tuần, còn những ngày khác thì đeo kính.

PRI_75158895-e1562689615632

"Một ngày bình thường của tôi bắt đầu với việc thức dạy, đeo kính áp tròng, đi tập gym rồi mới đến chỗ làm. Sau khi tập tôi thường tắm rửa rồi mới tới văn phòng," Nick kể.

"Khoảng thời gian đó tôi chẳng nghĩ ngợi gì, cũng chưa bao giờ được dặn dò không nên đeo nó khi đi tắm. Trên bao bì sản phẩm cũng không có cảnh báo."

Nick phát hiện ra điều tồi tệ với "cửa sổ tâm hồn" của anh vào tháng 1/2018: Một vết xước nhỏ trong tròng mắt phải.

Sáng hôm đó, Nick không thể nhìn mọi thứ một cách rõ ràng. Anh chàng cho rằng mình đã làm xước tròng mắt vì đeo kính áp tròng không cẩn thận. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 tuần sau, mọi thứ đã nghiêm trọng hơn nhiều khi Nick tìm gặp bác sĩ nhãn khoa.

"Họ nói rằng mắt của tôi đã bị loét, cần phải tới bệnh viện Hoàng gia Shrewsbury ngay lập tức!"

Tại bệnh viện, Nick đã được xét nghiệm để chẩn đoán viêm giác mạc Acanthamoeba keratitis (AK), gây nên bởi ký sinh trùng cực nhỏ Acanthamoeba, thường được tìm thấy trong nguồn nước ở nơi công cộng.

Một tuần sau, bác sĩ nói với Nick rằng anh dương tính với AK - khiến chàng trai trẻ sợ hãi vì những ngày tháng thoải mái trên sân cỏ sẽ không còn nữa.

"Tôi bảo bác sĩ rằng đã đọc vài mẩu chuyện kinh dị, nói về tình trạng tương tự và liệu tôi có bị móc mắt ra không..." Nick kể lại. "Bác sĩ nhìn tôi và nói việc đó có thể xảy ra."

Nick được các bác sĩ kê chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt chống nhiễm trùng trong 3 tuần. Thị lực của anh chàng tiến triển khá tốt, cho đến tháng 3/2018 - mắt phải của Nick đột ngột không nhìn thấy gì nữa, gần như mù toàn phần.

"Tôi đang lái xe và đột nhiên mắt phải không nhìn thấy gì nữa, tôi biết mình cần trở lại bệnh viện."

Nick được giới thiệu đến Trung tâm Mắt Birmingham và Midland, nơi các bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt chống nhiễm trùng nặng hơn. Nick phải nhỏ mắt hàng giờ, thậm chí là cả ban đêm.

Sau nhiều tuần thức trắng và không thể làm việc, Nick suy sụp và chán nản trong khi chờ đợi các bác sĩ đưa ra phương án tối ưu nhất.

PRI_75158893-e1562689597482

Mắt phải của Nick sau khi bị nhiễm ký sinh trùng do đeo lens khi đi tắm.

Ngỡ tưởng điều kỳ diệu đã xảy ra vào tháng 7 năm ngoái, việc ghép giác mạc đã không thể cứu con mắt phải của Nick.

"Rõ ràng, tôi không muốn bị mù một mắt nhưng ít nhất, sự nhiễm trùng đã biến mất và tôi có thể đưa cuộc sống của mình trở lại đúng hướng."

Theo một khảo sát ở Anh của tổ chức từ thiện Fight for Sight, có tới 56% người đeo kính áp tròng ở Anh đeo chúng quá 12 tiếng/ngày; 54% thừa nhận đã đi bơi/tắm trong khi đeo kính áp tròng và 47% cho biết đã nhiều lần đi ngủ mà chưa tháo kính áp tròng.

Kinh dị hơn, 15% thừa nhận đã cho kính áp tròng vào miệng để bôi trơn; 2% thậm chí còn cho bạn mượn để đeo chung.

Theo afamily.vn/Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ