Đền thiêng Ấn Độ - mảnh đất vẫn xa vời với phụ nữ

GD&TĐ - Tại ngôi đền thiêng nơi trở thành trung tâm của cuộc chiến bình đẳng giới, những người theo đạo Hindu bảo thủ đang trong tâm trạng tưng bừng trước sự thành công của các nỗ lực ngăn chặn phụ nữ bước vào ngôi đền cho tới thời điểm hiện tại.

Hầu hết các tín đồ phải đi bộ đến đền thờ bằng chân, nhưng người già và người bị thương được phép sử dụng cáng hoặc kiệu
Hầu hết các tín đồ phải đi bộ đến đền thờ bằng chân, nhưng người già và người bị thương được phép sử dụng cáng hoặc kiệu

Quyết định ngừng lệnh cấm các phụ nữ trong tuổi có kinh (từ 10 - 50 tuổi) bước vào đền Sabarimala ở Kerala của tòa án tối cao đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình đầy bạo lực trên những con đường dẫn tới địa điểm này của các nhóm theo đạo bảo thủ.

Những người theo chủ nghĩa truyền thống đã đe dọa các phụ nữ cố gắng đi đến ngôi đền và thậm chí là có hành động chống lại các nhân viên cảnh sát được phái đến để thực thi phán quyết của tòa án. Nhưng tại ngôi đền trên đỉnh đồi, những người theo đạo Hindu bảo thủ đang trong tâm trạng ăn mừng hơn bao giờ hết.

“Bạn có thể nói chuyện với bất cứ ai, dù là đàn ông hay phụ nữ cũng biết về lịch sử của ngôi đền này và tin vào nó. Tôi rất vui khi con gái mình có cơ hội bước chân đến ngôi đền này” - người hành hương Rajest P. trao đổi. Ông là một trong hàng ngàn người đang xếp hàng để bước lên những bậc thang vàng của ngôi đền, đặt trên đầu món đồ cúng “irrumudi” theo tập tục được làm từ dừa và bơ dầu cuốn trong một túi vải.

Điều này phản ánh quan niệm cũ nhưng vẫn còn phổ biến không chỉ ở mỗi đạo Hindu rằng phụ nữ có kinh không còn thuần khiết và niềm tin rằng thần Ayyappa mà ngôi đền dành riêng để thờ cúng sống với trinh tiết vẹn toàn. Ở những vùng nông thôn và bán đô thị của quốc gia hơn 1,25 tỉ dân với tôn giáo chủ yếu là Ấn Độ giáo, nhiều phụ nữ vẫn phải ăn và ngủ riêng khi có kinh.

Lệnh cấm phụ nữ ở đền Sabarimala – một trong những địa điểm linh thiêng nhất của người theo đạo Hindu đến từ hàng thế kỷ trước, theo những người tôn sùng truyền thống nhưng chỉ được chính thức hóa từ năm 1991 bởi Tòa án tối cao Kerala. Tuy nhiên trong tháng trước, tiếp sau các phán quyết đầy tính tự do như hợp pháp hóa quan hệ tình dục đồng giới, tòa án tối cao của Ấn Độ đã xóa bỏ lệnh cấm và gọi nó là hành động mang tính phân biệt đối xử.

“Đối xử với phụ nữ như họ là con cháu của những vị thần thấp kém tương đương với việc chớp mắt bỏ qua hiến pháp” - Thẩm phán D.Y. Chandrachud nhấn mạnh.

Động thái này đã khiến nhóm người bám víu lấy truyền thống nổi giận, nhiều người trong số đó đang ủng hộ đảng cầm quyền BJP của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và cơn giận của họ đã được thể hiện rất rõ trong tuần này.

Với nhóm người bảo thủ ném đá và cảnh sát phản ứng lại bằng các đợt tấn công bằng dùi cui để giải tán, nhiều phụ nữ muốn bước đến ngôi đền đã từ bỏ ý định này.

Truyền thống vẫn được bảo tồn cho tới hiện nay, trong đó đoàn hành hương với phần lớn là đàn ông, một số phụ nữ già và trẻ em của cả hai giới vẫn đang bước đi trên con đường bê tông bao quanh bởi rừng cây tươi tốt đầy khỉ đến ngôi đền Sabarimala.

Đạo luật truyền thống nêu rằng những người muốn hành hương đến ngôi đền của thần Ayyappa phải kiêng quan hệ tình dục từ 41 ngày trước đó và bước chân trần qua con đường gian khổ. Các tín đồ được yêu cầu kiêng rượu, thuốc lá, thịt trong khi cắt tóc và cạo râu những điều cấm kỵ. Họ cũng phải mặc quần áo màu đen, xanh dương hoặc nghệ tây và cầu nguyện cũng như rửa ráy thường xuyên.

Bầu không khí lễ hội nhiệt huyết có trên khắp con đường mòn với đoàn người hành hương dài dằng dặc không ngừng hát vang bài kinh thờ thần Ayyappa. Nhưng sự căng thẳng đến từ phán quyết vẫn chưa đi khỏi tâm trí của các tín đồ.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ