Đề xuất quy trình 3 bước thực hiện dạy học phân hóa

GD&TĐ - TS Lê Thị Thu Hương - Khoa Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) đề xuất quy trình thực hiện dạy học phân hóa theo 3 bước.

Đề xuất quy trình 3 bước thực hiện dạy học phân hóa

Phân loại đối tượng học sinh theo trình độ nhận thức

TS Lê Thị Thu Hương cho rằng, để quá trình dạy học phân hóa thành công, yếu tố quan trọng đầu tiên là giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh chính xác.

Muốn làm được điều đó, giáo viên cần thực hiện những đánh giá ban đầu (thông qua các hình thức đánh giá chính thức hoặc không chính thức) ở một thời điểm gần nhất trước khi tiến hành bài dạy.

Từ những đánh giá ban đầu này, giáo viên sẽ xác định được trình độ nhận thức, hứng thú học tập, sự quan tâm của học sinh về chủ đề nội dung học tập sắp tới.

Quy trình thực hiện dạy học phân hóa theo đề xuất của tiến sĩ Lê Thị Thu Hương
Quy trình thực hiện dạy học phân hóa theo đề xuất của tiến sĩ Lê Thị Thu Hương 

Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học phân hóa

Căn cứ vào thông tin về trình độ nhận thức của học sinh đã thu thập ở bước đầu tiên, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ được quy định bởi chương trình, giáo viên xây dựng mục tiêu dạy học cho từng đối tượng học sinh, lựa chọn các nội dung dạy học và tiến hành quy trình dạy học theo hướng phân hóa.

Riêng với môn Toán, để thực hiện dạy học phân hóa hiệu quả, giáo viên cần thực hiện phân hóa nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh; lựa chọn và kết hợp sử dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học linh hoạt.

Đồng thời, giáo viên có thể cùng với học sinh thiết kế các các bài tập, nhiệm vụ học tập để thông qua đó, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những gì mình đã chiếm lĩnh và có thể làm chủ được.

Đánh giá và tổng kết

Đây là bước giáo viên tiến hành những đánh giá chính thức và không chính thức để từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết, có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học tiếp theo.

TS Lê Thị Thu Hương nhấn mạnh: Một nền giáo dục hiệu quả phải là một nền giáo dục dựa trên nguyên tắc phân hóa. Dạy học phân hóa là con đường tốt nhất để đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực vì nó tạo điều kiện cho học sinh được làm việc với nhịp độ và khả năng khác nhau, phù hợp với mình.

Giáo viên sẽ xác định được ai đang ở mức độ nào, ai cần sự trợ giúp, làm thế nào để phát huy tối đa tiềm năng học tập của mỗi cá nhân học sinh.

"Dạy học phân hóa, vì thế chắc chắn là một hướng đi quan trọng trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Tuy nhiên định hướng giáo dục này có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, bởi lẽ “dạy học hiệu quả là sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa hàng loạt các phương pháp dạy học với những hiểu biết phong phú về cá nhân người học và nhu cầu của các em tại mỗi thời điểm của quá trình dạy học” - TS Lê Thị Thu Hương cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Từ niềm vui khi biết mình mang thai đến sự phấn khích khi cảm nhận được chuyển động của thai nhi, mẹ và con được kết nối bằng máu và trái tim. (Ảnh: ITN).

Lý do hầu hết trẻ em gần gũi mẹ hơn cha

GD&TĐ - Dù là thời thơ ấu hay khi trưởng thành, hầu hết trẻ em đều có mối liên kết sâu sắc hơn với mẹ mình và phụ thuộc vào mẹ nhiều hơn về mặt tâm lý.