Đề xuất phân hạng giáo viên giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, Bộ đề xuất phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp là 4 hạng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4 hạng bao gồm: 1- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp hạng I, mã số: V.09.02.04; 2- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II, mã số: V.09.02.05; 3- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng III; mã số: V.09.02.06; 4- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV, mã số: V.09.02.07.

Ngoài những tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như: Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, th­ương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lư­ợng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng… Đối với mỗi hạng giáo viên giáo dục nghề nghiệp phải đạt những tiêu chuẩn khác nhau.

Cụ thể, giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp hạng I, giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn có bằng tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT. Viên chức thăng hạng lên chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp hạng I phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II tối thiểu là 2 năm.

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II, giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên. Viên chức thăng hạng lên chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng III hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng III tối thiểu là 2 năm.

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng III, giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giáo viên dạy thực hành có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên. Viên chức giảng dạy trình độ sơ cấp thăng hạng lên chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng III phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV hoặc tương đương từ đủ 3 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV tối thiểu là 1 năm.

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH.

Theo baochinhphu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ