Đề xuất miễn học phí cho con của công nhân lao động mất việc làm

GD&TĐ - ĐBQH đề xuất miễn học phí năm học 2023-2024, với học sinh ở các cấp học là con của công nhân lao động khó khăn, mất việc làm.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương.

Ngày 1/6, phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đề xuất miễn học phí cho con của công nhân lao động mất việc làm.

Đại biểu viện dẫn, hiện cả nước có khoảng 2,7 triệu lao động đang bị doanh nghiệp nợ đóng BHXH từ 1 tháng trở lên; trong đó, hơn 200.000 người bị treo quyền lợi do doanh nghiệp đã phá sản, giải thể hoặc có chủ bỏ trốn.

Trong khi hàng trăm nghìn lao động này mỗi tháng đều bị trừ lương để đóng vào quỹ bảo hiểm nhưng không được đảm bảo đầy đủ quyền lợi bởi các doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ đóng theo quy định.

Theo đại biểu Đoàn Bình Dương, thời gian gần đây, số lượng người lao động thất nghiệp do thiếu đơn hàng tăng nhanh, họ có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không được hưởng do không chốt được sổ bảo hiểm.

Qua dự báo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, những tháng cuối năm sẽ còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp tiếp tục thiếu đơn hàng, người lao động tiếp tục khó khăn trong chi tiêu; trong đó có chi phí cho con đến trường trong năm học mới.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đề xuất, cần xem xét có thêm những chương trình hỗ trợ miễn học phí hoặc miễn phí tham gia BHYT đối với học sinh ở các cấp học trong năm học 2023-2024 là con của công nhân lao động khó khăn, bị mất việc làm.

Đại biểu cho rằng, đây là hỗ trợ thiết thực cho người lao động hiện nay, trước tình hình khó khăn sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài, việc bỏ học của con công nhân sẽ là không tránh khỏi.

“Tôi nghĩ chúng ta phải sớm nhìn thấy điều này để có đánh giá xác đáng và quan tâm đúng mức”, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Sử (Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Đại biểu Nguyễn Thị Sử (Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Liên quan vấn đề học phí, đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - cho biết, chính sách hỗ trợ miễn học phí thể hiện sự nhân văn và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Theo đại biểu, lĩnh vực giáo dục, có thêm chính sách riêng hỗ trợ miễn học phí, lệ phí cho con em công nhân khó khăn, mất việc làm là điều đúng đắn. Tuy nhiên, cần phân tích kỹ quy mô, số lượng con em lao động bị ảnh hưởng, mất việc làm.

Đại biểu Hà Ánh Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ) cho biết, hiện nay đối với trẻ mẫu giáo 3 đến 6 tuổi ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang được hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại Nghị định số 10 năm 2020 của Chính phủ.

Các em cũng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 81 năm 2021 của Chính phủ. Tuy nhiên, đối với trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ ở các xã này vẫn phải đóng 100% học phí và không được hỗ trợ ăn trưa.

Đại biểu Hà Ánh Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ).

Đại biểu Hà Ánh Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ).

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đại biểu Hà Ánh Phương đề nghị Chính phủ xem xét có chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ tiền ăn trưa cho tất cả trẻ em trong độ tuổi mầm non ở các xã đặc biệt khó khăn, để phụ huynh yên tâm công tác, tham gia sản xuất, ổn định đời sống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.