Đề xuất khung Luật Học tập suốt đời của Việt Nam

GD&TĐ - Hội thảo tham vấn đề xuất khung Luật Học tập suốt đời của Việt Nam được tổ chức ngày 14/3, tại Hà Nội.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Hội thảo do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức, với sự hỗ trợ của UNESCO Việt Nam, phối hợp với UNESCO Bangkok và Viện Học tập suốt đời của UNESCO.

Hội thảo là dịp để gần 40 chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và những nhà giáo dục học hỏi kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng và thực thi pháp luật liên quan đến học tập suốt đời. Tại đây, nhiều chuyên gia đã trình bày một số ý tưởng chính về đề xuất dự thảo Khung Luật Học tập suốt đời của Việt Nam và trao đổi thảo luận về các góp ý cho khuôn khổ đề xuất đó.

Bà Miki Nozawa - Trưởng ban Giáo dục của UNESCO Việt Nam trao đổi tại hội thảo.

Bà Miki Nozawa - Trưởng ban Giáo dục của UNESCO Việt Nam trao đổi tại hội thảo.

Bà Miki Nozawa - Trưởng ban Giáo dục của UNESCO Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của hội thảo này. Sự kiện là dấu mốc quan trọng này đối với tiến trình xây dựng xã hội học tập của Việt Nam.

“Trong thế giới mà chúng ta đang sống, mọi công dân đều cần có cơ hội học tập suốt đời, để hoàn thiện cá nhân, tăng cường gắn kết xã hội và thúc đẩy sự thịnh vượng về kinh tế” - Bà Miki Nozawa nhìn nhận, đồng thời khẳng định, dựa trên sự hợp tác trước đây, UNESCO vẫn cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy nền tảng và sáng kiến học tập suốt đời.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Việt Nam lần đầu tiên đưa ra Đề án quốc gia về xây dựng xã hội học tập vào năm 2005-2010 và tiếp tục với các Đề án tiếp theo (giai đoạn 2012-2020, 2021-2030) với nhiều biện pháp đa dạng.

Qua đó, nhằm xây dựng công dân học tập, tổ chức học tập, cộng đồng học tập trong và ngoài hệ thống giáo dục (bao gồm cả các thành phố học tập) để đáp ứng nhu cầu của đất nước cũng như của thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Trong bối cảnh nhiều biến động về khía cạnh xã hội, kinh tế, công nghệ và nhân khẩu học, cần xem lại khung pháp lý hiện hành để đảm bảo các quy định pháp luật; từ đó hỗ trợ đầy đủ các cơ hội học tập suốt đời, ngoài bối cảnh học tập đơn thuần trong nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ