Đề xuất không sơ tuyển với thí sinh thi vào các trường quân đội

Đề xuất không sơ tuyển với thí sinh thi vào các trường quân đội
Hiện nay, thí sinh muốn thi vào các trường quân đội phải qua sơ tuyển như khám sức khỏe, thẩm tra xác minh lý lịch và phải nộp lệ phí sơ tuyển - Ảnh minh họa
Hiện nay, thí sinh muốn thi vào các trường quân đội phải qua sơ tuyển như khám sức khỏe, thẩm tra xác minh lý lịch và phải nộp lệ phí sơ tuyển - Ảnh minh họa

Tổ Công tác chuyên trách cải cách TTHC của Chính phủ đề nghị các trường quân đội áp dụng biện pháp hậu kiểm thay cho việc tổ chức sơ tuyển.

Phương án đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng trên 8 lĩnh vực: bảo hiểm xã hội; nghĩa vụ quân sự, động viên quân đội; chính sách; tuyển sinh quân sự; quản lý biên giới; chính sách đối với dân quân tự vệ; quản lý công trình quốc phòng; quản lý vùng trời.

Tìm hiểu về các phương án đơn giản hóa TTHC, Cổng TTĐT Chính phủ nhận được nhiều câu hỏi của người dân liên quan đến "cải cách" thủ tục tuyển sinh quân sự, cụ thể là thủ tục đăng ký dự thi đại học, cao đẳng quân sự.

Từ trước đến nay, thí sinh muốn thi vào các trường quân đội phải qua sơ tuyển như khám sức khỏe, thẩm tra xác minh lý lịch. Mặt khác, mỗi thí sinh phải nộp một khoản tiền lệ phí sơ tuyển.

Như vậy, việc tổ chức sơ tuyển vừa tốn kém chi phí xã hội, vừa tốn công sức của cơ quan quản lý nhà nước mà lại chỉ có một số lượng nhất định thí sinh thi đủ điểm chuẩn mới được gọi vào học tại các trường đại học, cao đẳng quân sự.

Chỉ những thí sinh đỗ mới nộp lệ phí (sơ tuyển)

Theo Tổ công tác, áp dụng biện pháp hậu kiểm thay cho việc tổ chức sơ tuyển với tất cả các thí sinh sẽ hạn chế được những bất cập nêu trên, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng quân đội. Tức là chỉ thực hiện các khâu kiểm tra của vòng sơ tuyển như hiện nay với những người đủ điểm đỗ vào trường.

Biện pháp hậu kiểm là công khai đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn (chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khỏe, độ tuổi, học vấn) trong sách hướng dẫn tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng quân sự để thí sinh biết, lựa chọn và đăng ký dự thi. Và như vậy, khi không tổ chức sơ tuyển ở địa phương, thí sinh sẽ đăng ký dự thi như đối với các trường ngoài quân đội. .

Sau khi có kết quả thi, giao các học viện, nhà trường quân đội tổ chức khám sức khỏe, xác minh lý lịch chính trị đối với những người đủ điểm đỗ vào các trường.

Tổ Công tác cũng đề nghị quy định chỉ những thí sinh đủ điểm đỗ vào các trường đại học, cao đẳng quân sự mới phải nộp lệ phí (sơ tuyển).

Khi được gọi vào học các trường, Người sẵn sàng nhập ngũ không phải đến Huyện để làm thủ tục di chuyển

Tổ Công tác đề nghị thay thế tên gọi “Thủ tục Đăng ký di chuyển đối với Người sẵn sàng nhập ngũ (Quân nhân dự bị) khi được gọi vào học tại các trường” bằng thủ tục “Đăng ký vắng mặt đối với Người sẵn sàng nhập ngũ (Quân nhân dự bị) khi được gọi vào học các trường”.

Theo đó, Người sẵn sàng nhập ngũ (Quân nhân dự bị) khi được gọi vào học các trường (không phải đến Huyện để làm thủ tục di chuyển) chỉ đến Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú xuất trình giấy nhập gọi nhập học, giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký vắng mặt trong thời gian theo học tại trường.

Người sẵn sàng nhập ngũ (Quân nhân dự bị) khi đến trường nhập học phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự (Quân nhân dự bị) do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (nơi cư trú) cấp để nộp cho nhà trường. Người sẵn sàng nhập ngũ (Quân nhân dự bị) vẫn được nhà trường và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở quản lý

Khi tốt nghiệp hoặc không còn theo học tại các trường thì trong thời hạn 10 ngày Người sẵn sàng nhập ngũ (Quân nhân dự bị) phải đến Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú để đăng ký lại.

Lý do Tổ Công tác đưa ra là theo quy định hiện hành, Người sẵn sàng nhập ngũ (Quân nhân dự bị) khi theo học tại các trường được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Vì vậy, việc công dân phải di chuyển đến trường hay không di chuyển đến trường không ảnh hường đến việc tạm hoãn thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự của công dân.

Trong thời chiến, việc gọi nhập ngũ với học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.

Việc đơn giản, dễ thực hiện trong các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự giúp cho Người sẵn sàng nhập ngũ (Quân nhân dự bị) thuận lợi hơn trong việc chấp hành. Đồng thời, các cơ quan quản lý về nghĩa vụ quân sự ở địa phương sẽ thực hiện kiểm tra khi các quy định đơn giản và dễ dàng mà công dân vẫn vi phạm thì phải xử lý nghiêm túc.

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.