Đề xuất có quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo

GD&TĐ - Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị quy định cụ thể về chuẩn mực đạo đức nhà giáo vào trong dự thảo luật.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bắt đầu khoảng 3 năm gần đây Ủy ban Tư pháp rất quan tâm đến hiện tượng bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục, hiện tượng học sinh cơ sở mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bị xâm hại tình dục, đặc biệt thời gian gần đây nổi lên một số vụ.

"Chúng tôi nhận thức được đó chỉ là những vụ cá biệt, tuy là cá biệt nhưng dư luận xã hội rất quan tâm. Vì lâu nay xã hội vẫn quan niệm rằng, đây là một nghề cao quý, trong con mắt của người dân họ vẫn rất tôn trọng giáo viên" - bà Nga nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo bà Nga, do xã hội phức tạp nên một vài người làm lệch chuẩn mực và ai vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý. "Trong luật này tất cả các giải trình tiếp thu tôi đều đồng tình, tôi mong sẽ đưa vào Chương VI: "Nhà trường, gia đình và xã hội", đề nghị cân nhắc có thêm điều phù hợp với luật về trẻ em. Theo đó xác định trách nhiệm của giáo viên, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ người học dưới 18 tuổi" - bà Nga đề xuất.

Liên quan đến tiêu chuẩn nhà giáo và các hành vi nhà giáo, bà Nga trao đổi: chương Nhà giáo có Điều 72 là các hành vi nhà giáo không được làm.

Điều 67 tiêu chuẩn nhà giáo quy định: "Nhà giáo có những tiêu chuẩn sau: Một là, phẩm chất tư tưởng, đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, có phong cách tự trọng. Hai là, đạt trình độ chuẩn và được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Ba là, đảm bảo sức khỏe.

Bà Lê Thị Nga
Bà Lê Thị Nga

Bà Nga đề xuất, nếu có thể được, Luật sẽ thiết kế thêm về chuẩn mực đạo đức. Ví dụ trong nghề y có y đức. Nếu được sẽ đưa vào Điều 67 theo hướng tiêu chuẩn giáo viên phải đáp ứng các chuẩn mực của bộ quy tắc ứng xử do Bộ GD&ĐT quy định, tránh trường hợp xảy ra thời gian qua.

Liên quan đến nội dung này, bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban dân nguyện của Quốc hội nêu ý kiến:Toàn bộ Chương IV liên quan đến nhà giáo, trong đó có nêu vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của nhà giáo, chính sách đối với nhà giáo, đào tạo, bồi dưỡng, v.v...

Điều 72 của dự thảo Luật quy định về các hành vi nhà giáo không được làm. Quy định này chỉ là không được ép buộc học sinh đi học thêm để thu tiền. Nếu học sinh tự nguyện đi học thêm, tự nguyện đóng tiền thì vẫn được. 

Theo bà Hải, chương nhà giáo đã tương đối đầy đủ, bản thân bà cũng được đào tạo từ ngành sư phạm ra, cũng thấy rằng, nếu tất cả những hành vi này nhà giáo phải tuân theo thì sẽ đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.

Bà Nguyễn Thanh Hải
Bà Nguyễn Thanh Hải 

"Tuy nhiên phần dạy thêm, cụ thể là vấn đề quản lý các thầy cô giáo ra sao? Nếu xảy ra sai phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật nhưng trong các điều của nhà giáo không được làm thì quản lý nhà nước ở đây như thế nào?

Đó là vấn đề tôi rất trăn trở, đề nghị các đồng chí nếu được thì có thể nghiên cứu bổ sung đưa thêm một số điều ở đây" - bà Nguyễn Thanh Hải đề xuất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.