Đề xuất 5 nhóm nội dung tạo động lực phát triển Thủ đô

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề xuất với Chính phủ 5 nhóm nội dung tạo động lực mới cho quá trình phát triển Thủ đô.

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.

Sáng 6/5, Thường trực Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 và kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ TP Hà Nội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc.

Báo cáo tại hội nghị, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã nêu 5 nhóm kiến nghị, đề xuất. Đây là những nội dung có ý nghĩa quan trọng giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tiếp tục tạo động lực mới trong quá trình phát triển Thủ đô.

​Đó là 3 kiến nghị, đề xuất về đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; 7 kiến nghị về đường sắt đô thị; 4 kiến nghị về nhà ở; 3 kiến nghị về đất đai và 2 kiến nghị về phân cấp, ủy quyền.

Về dự án đường Vành đai 4, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng, các bộ, ngành cho phép tỉnh Hưng Yên phê duyệt các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong trường hợp tổng mức đầu tư cao hơn sơ bộ tổng mức đầu tư tại chủ trương đầu tư.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư, cho phép TP Hà Nội chủ động thực hiện điều hòa, điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần 1.1 và 2.1 trong trường hợp tổng mức đầu tư của từng dự án thành phần vượt (có dự án tăng/giảm) nhưng tổng mức đầu tư của cả 2 dự án thành phần này không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư tại chủ trương đầu tư, được thực hiện đồng thời với việc thực hiện nội dung điều chỉnh chủ trương dự án (nếu có).

Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị.

Để giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc đối với việc triển khai các tiểu dự án trong dự án PPP. Đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ thi công toàn tuyến bao gồm 3 cầu lớn (Hồng Hà, Mễ Sở và Hoài Thượng) và hệ thống đường song hành do 3 địa phương đồng loạt triển khai.

Hà Nội kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương giao UBND TP Hà Nội là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP và được giao ban quản lý dự án chuyên ngành thành phố là chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, tổ chức triển khai độc lập và song hành với dự án PPP do nhà đầu tư thực hiện.

Về áp dụng cơ chế đặc thù của Dự án đường Vành đai 4, Hà Nội đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức PPP và BOT (Dự án thành phần 3) được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như nhà thầu thi công dự án được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 56 năm 2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.