Để trúng tuyển ĐH: Chọn bao nhiêu nguyện vọng là vừa?

GD&TĐ - Để có nhiều cơ hội trúng tuyển vào đại học năm nay, TS Trần Thanh Thưởng (Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM) cho rằng thí sinh nên chọn ‘n’ nguyện vọng.

Học sinh tìm hiểu ngành nghề tại "Ngày mở 2021" do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tổ chức.
Học sinh tìm hiểu ngành nghề tại "Ngày mở 2021" do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tổ chức.

Tại buổi giao lưu trực tuyến: "Đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học: Đúng và trúng" do Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức, TS Trần Thanh Thưởng (Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM) khuyên thí sinh để có nhiều cơ hội trúng tuyển vào đại học năm nay nên chọn ‘n’ nguyện vọng.

Những nguyện vọng ưu tiên nên đặt lên đầu

TS Trần Thanh Thưởng.
TS Trần Thanh Thưởng.

Lưu ý thí sinh trong việc điều chỉnh nguyện vọng tại kỳ tuyển sinh ĐH 2021, TS Trần Thanh Thưởng (Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM) cho rằng năm nay Quy chế cho phép thí sinh được điều chỉnh NV 3 lần. Khi điều chỉnh NV thì nên xem xét tổ hợp nào có điểm cao thì chọn tổ hợp đó làm điểm xét tuyển. Đồng thời, có thể điều chỉnh số lượng và thứ tự các NV cho phù hợp với điểm thi.

Đồng thời, TS Trần Thanh Thưởng lưu ý các bạn thí sinh, hiện tại phần mềm xét tuyển theo nguyên tắc "lọt sàng xuống nia" (không phân biệt NV1 hay NV n) do đó sau khi cân đối học lực thì thí sinh có thể chọn trường tốt nhất làm NV1 và những trường tiếp theo vào NV2, 3... Ví dụ: em (NV5) và bạn em (NV1) được 24 điểm đều chọn ngành Kế toán cùng một trường, bạn em trúng tuyển thì đương nhiên em cũng trúng tuyển, nếu NV1-4 em bị trượt.

“Hiện nay theo Quy chế, thí sinh được chọn "n" nguyện vọng, do đó để tăng khả năng trúng tuyển thì em nên chọn nhiều nguyện vọng. Trong đó, những nguyện vọng nào ưu tiên thì đặt lên đầu. Lưu ý, khi đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì những nguyện vọng sau sẽ không được xét. Ví dụ, em yêu thích ngành Công nghệ may thì NV1 em chọn CN may hệ đại trà, NV2 chọn CN may hệ chất lượng cao (Điểm chuẩn trúng tuyển hệ chất lượng cao thường thấp hơn hệ đại trà từ 1 đến 2 điểm, do hệ CLC có học phí cao nên ít người đăng ký)” - TS Trần Thanh Thưởng chia sẻ.

Để trúng tuyển ĐH: Chọn bao nhiêu nguyện vọng là vừa? ảnh 2

Những mốc thời gian quan trọng (click vào ảnh để xem nội dung)

Bên cạnh đó, TS Trần Thanh Thưởng lưu ý việc nhận đăng ký xét tuyển bằng hình thức online trong mùa tuyển sinh năm 2021. “Đây là một trong những hình đăng ký xét tuyển tiện lợi trong mùa dịch bệnh và phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay. Đăng ký xét tuyển bằng hình thức online này an toàn nếu làm đúng theo hướng dẫn của từng trường…”

Với câu hỏi giao lưu “Em đăng ký xét tuyển bằng học bạ. Vậy nếu trúng tuyển thì có được đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT nữa không?”, TS Trần Thanh Thưởng cho rằng để tăng khả năng trúng tuyển thì thí sinh nên đăng ký xét tuyển bằng nhiều phương thức khác nhau (xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT...). Tuy nhiên, kết quả trúng tuyển học bạ sẽ có trước, thí sinh phải làm thủ tục xác nhận nhập học (nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi). Nếu thí sinh thấy điểm thi THPT cao thì có thể từ chối kết quả xét tuyển học bạ bằng cách không nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi.

Học ngành đạt chuẩn kiểm định nước ngoài: Học phí thế nào?

TS Trần Thanh Thưởng (trái) tại buổi giao lưu trực tuyến: "Đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học: Đúng và trúng" do Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 9/4.

TS Trần Thanh Thưởng (trái) tại buổi giao lưu trực tuyến: "Đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học: Đúng và trúng" do Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 9/4.

Nhiều thí sinh thắc mắc, với nhiều ngành học đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức nước ngoài, thì học phí có cao hơn những ngành học bình thường khác không? TS Trần Thanh Thưởng cho rằng hiện tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có 14 ngành học đạt chuẩn AUN-QA, tuy nhiên học phí cũng như những ngành khác.

“Lợi thế khi học những ngành đạt chuẩn kiểm định nước ngoài thì chương trình đào tạo, đội ngũ đã được chuẩn hóa, kèm theo các phòng thực hành, thí nghiệm được trang bị hiện đại theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của tổ chức kiểm định” - TS Trần Thanh Thưởng chia sẻ.

Liên quan đến học phí các ngành học cao hay thấp, TS Trần Thanh Thưởng - cho rằng học phí cao hay thấp tùy theo từng trường và hệ đào tạo. Ví dụ, ở Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM thì ngành Ô-tô có học phí như các ngành khác (hệ đại trà có mức học phí 20tr/năm, hệ Chất lượng cao 30tr/năm). “Hiện nay, ngành Ô-tô có rất nhiều trường đào tạo và có nhiều thí sinh đăng ký học ngành này, do đó để tăng cơ hội việc làm thí sinh nên chọn thêm ngành CNKT Nhiệt (ngành này ít trường đào tạo), Năng lượng tái tạo (20 năm tới xăng dầu sẽ cạn kiệt lúc đó sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ mặt trời, gió...). Những ngành này có triển vọng trong tương lai, lại dễ trúng tuyển” - TS Trần Thanh Thưởng chia sẻ.

Đồng thời,  TS Trần Thanh Thưởng cũng lưu ý, học phí ở các trường ĐH Công lập tự chủ thì sẽ cao khoảng gấp đôi so với trường ĐH công lập bình thường do các trường ĐH công lập tự chủ thì không nhận ngân sách chi thường xuyên từ Nhà nước.

"Để chọn một ngành học đúng và trúng, việc đầu tiên nên chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích, đồng thời phải xem xét đến yếu tố ngành học đó có nhu cầu về cơ hội việc làm trong tương lai. Tiếp đến là chọn những trường có đào tạo ngành học đó và chọn nhiều nguyện vọng tương ứng với hệ đại trà, hệ chất lượng cao. Ngoài ra, cũng cần lưu ý chọn thêm một số nguyện vọng về một số ngành có nhu cầu việc làm cao trong tương lai nhưng ít trường đào tạo, ví dụ: ngành CN kỹ thuật In, Kỹ nghệ và nội thất, Năng lượng tái tạo, CN kỹ thuật nhiệt (đây là những ngành có điểm chuẩn thấp dễ trúng tuyển)..." - TS Trần Thanh Thưởng, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.