Để trẻ mầm non 5 tuổi vững tâm vào lớp 1: Nỗ lực để trẻ đạt chuẩn

GD&TĐ - Học kỳ I sắp kết thúc, trẻ mầm non không thể đến trường và cũng không học trực tuyến.

Các cô Trường Mầm non Vĩnh Thắng (huyện Gò Quao, Kiên Giang) quay video hướng dẫn học sinh lớp Lá học tại nhà.
Các cô Trường Mầm non Vĩnh Thắng (huyện Gò Quao, Kiên Giang) quay video hướng dẫn học sinh lớp Lá học tại nhà.

Để đảm bảo yêu cầu chuẩn trẻ 5 tuổi, các địa phương đang nỗ lực cùng phụ huynh chăm sóc, giáo dục để các em đủ điều kiện bước vào lớp 1.

Trẻ 5 tuổi có kịp hoàn thành chương trình?

Theo quy định, trẻ mầm non 5 tuổi phải có chứng nhận hoàn thành chương trình cấp mầm non trước khi vào lớp 1. Đây là vấn đề được ngành Giáo dục, nhà trường, phụ huynh đặc biệt quan tâm trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, trẻ mầm non chưa thể trở lại trường.

Theo kế hoạch của các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trẻ mầm non và học sinh phổ thông trở lại trường học trực tiếp từ đầu năm 2022. Trong thời gian chưa đến trường, các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục phối hợp với phụ huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngành Giáo dục cũng thống nhất, hướng dẫn giáo viên lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, ưu tiên tổ chức các hoạt động giúp trẻ đạt kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non khi kết thúc năm học, có tâm thế tốt để vào học lớp 1.

“Hiện, các trường làm video clip kể chuyện, mẫu chữ cái, trò chơi… phối hợp với phụ huynh gửi một số nội dung bài tập, bài hướng dẫn để có thể chỉ dẫn bé tại nhà. Năm 2022, trẻ được đến trường hoặc không đến trường, nhà trường vẫn chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy học tập theo hướng giúp trẻ làm quen và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp 1”, bà Chi cho biết.

Bà Thiệu Thị Kim Chi, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ), cho biết: Ngành đã chỉ đạo khi trở lại trường, đặc biệt là đối với trẻ 5 tuổi thì lựa chọn những nội dung, chương trình cốt lõi nhất. Cụ thể như làm quen với chữ cái, các biểu tượng ban đầu, một số kỹ năng, phát triển ngôn ngữ… Nhà trường và giáo viên phải linh động trong kế hoạch giáo dục để trẻ đạt được yêu cầu của chương trình khung.

Trường Mầm non 2/9 (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) có khoảng 100 học sinh lớp Lá. Để chuẩn bị tâm thế cho các em sẵn sàng vào lớp 1, nhà trường yêu cầu giáo viên các lớp xây dựng video clip về các hoạt động giáo dục, kỹ năng cần thiết gửi đến phụ huynh, hỗ trợ chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà. Theo cô Dương Thị Mai Trâm, kết thúc học kỳ I, dù trẻ được đến trường hay không giáo viên tiếp tục xin ý kiến điều chỉnh chương trình, đưa những nội dung kiến thức quan trọng, cần thiết cho các bé. Đồng thời giáo viên sẽ tăng cường hoạt động làm quen chữ viết, các biểu tượng toán, phát triển ngôn ngữ… để trẻ có những khái niệm cơ bản chuẩn bị sẵn sàng bước vào lớp 1 trong năm học tới.

Tại tỉnh Kiên Giang, Trường Mầm non Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao thuộc vùng sâu, vùng xa nhưng việc chuẩn bị cho trẻ mầm non 5 tuổi vào lớp 1 cũng được thực hiện khẩn trương. Theo cô Nguyễn Ngọc Thơi, ngoài những video, giáo viên photo tài liệu hỗ trợ cho trẻ như phiếu luyện chữ viết, chữ số… để cho trẻ 5 tuổi thực hiện khi ở nhà.

Học sinh mầm non 5 tuổi thăm Trường Tiểu học Ngô Quyền (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh chụp trước khi dịch bệnh.
Học sinh mầm non 5 tuổi thăm Trường Tiểu học Ngô Quyền (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh chụp trước khi dịch bệnh. 

Chủ động, nỗ lực để trẻ đạt chuẩn

Theo chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, dịch bệnh khiến trường học đóng cửa cả học kỳ I, thậm chí sang học kỳ II năm học 2021 - 2022. Nếu không chủ động, nỗ lực từ nhà trường và giáo viên sẽ khiến trẻ không thể đạt yêu cầu của chuẩn 5 tuổi cũng như kỹ năng cần thiết để vào lớp 1.

Để có thể triển khai giáo dục trẻ tại nhà, các trường học, giáo viên đã nỗ lực rất nhiều. Tuy không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non nhưng vẫn duy trì hoạt động kết nối với gia đình và trẻ bằng kênh liên lạc phù hợp để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh kiến thức kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục khi trẻ ở nhà.

Cô Phạm Thị Cẩm Tú, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vĩnh Thắng (huyện Gò Quao, Kiên Giang), cho biết: Từ sáng sớm các cô vào trường quay video gửi nhóm, thẩm định xong gửi phụ huynh. Đến nay có 200/202 trẻ đăng ký học tập, 170 phụ huynh tham gia nhóm học tập qua Zalo…

Nói về giải pháp dạy học, theo cô Trần Thị Ái Nhân (Trường Mầm non Vĩnh Thắng), giáo viên thông báo trên nhóm Zalo của phụ huynh để sắp xếp thời gian thực hiện các bài tập hướng dẫn cho trẻ. Thời gian gửi bài buổi sáng là 10 giờ 30 phút, buổi chiều là 15 giờ 30 phút. Phụ huynh sắp xếp công việc, hướng dẫn các bé học, thực hiện đầy đủ yêu cầu của cô và thường xuyên tương tác nên hiệu quả, chất lượng dạy và học được đảm bảo.

Để đảm bảo kiến thức, kỹ năng cho trẻ mầm non 5 tuổi, ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Long hướng dẫn các đơn vị, trường học lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ ở nhà phù hợp với điều kiện gia đình. Chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào học lớp 1, giáo viên tập trung các nội dung, hoạt động trò chơi làm quen với chữ cái phù hợp cho trẻ 5 tuổi...

Về giải pháp, theo bà Lê Thanh Vân, Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học - Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Vĩnh Long) - thông tin: Các trường cho trẻ tiếp xúc với chữ, sách truyện; nhận dạng chữ cái; tập tô các nét chữ; làm quen với hướng đọc và hướng viết; thống nhất vở tập tô nét chữ dành cho trẻ mầm non để phụ huynh cho trẻ thực hiện tại nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên…

“Bé 5 tuổi nhưng nhiều tháng không được đến trường, gia đình rất lo con không nắm vững các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bước vào lớp 1. Nhờ cô giáo chủ động liên hệ, thông qua nhóm Zalo của lớp hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, cho bé làm quen chữ, số... Qua đó, gia đình yên tâm hơn, dù không thể cho bé đến trường học trực tiếp”, chị Nguyễn Ngọc Bích, phụ huynh ngụ xã Vĩnh Thắng (huyện Gò Quao, Kiên Giang) chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.