Đề tham khảo Lịch sử thi THPTQG: Giảm câu hỏi vận dụng cao

Đề tham khảo Lịch sử thi THPTQG: Giảm câu hỏi vận dụng cao

Theo thầy Hạnh, trong đề tham khảo năm nay, số lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan lớp 11 ít hơn năm 2019, chiếm 2 câu, tương đương 0,5 điểm. Câu hỏi lớp 11 gồm 1 câu lịch sử thế giới, 1 câu lịch sử Việt Nam.

Ở lớp 11, câu hỏi trắc nghiệm khách quan vẫn tập trung vào một số chủ đề (bài) như: Cách mạng tháng Mười Nga, chiến tranh thế giới thứ Hai (1939-1945), Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX,…

Mức độ nhận biết, thông hiểu của đề tham khảo nhiều hơn năm trước, chiếm 80% điểm số (28 câu): từ câu 1 đến câu 16 là mức độ nhận biết, từ câu 17 đến câu 28 là mức độ thông hiểu. 12 câu còn lại thuộc dạng câu hỏi vận dụng, vận dụng cao.

Câu hỏi trắc nghiệm ở nội dung kiến thức lớp 12 mức độ nhẹ nhàng hơn các năm trước. Tuy nhiên, câu hỏi về thời gian sự kiện tăng lên. Câu hỏi vận dụng cao ít hơn các năm trước, mức độ nhiễu của các phương án cũng nhẹ nhàng hơn mọi năm.

Một số bài không cho trong đề minh họa là bài 7, 10, 11. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 cho nhiều câu hỏi nhất. Giai đoạn lịch sử 1954 - 2000 trong học kì II số lượng câu hỏi ít (chiếm 7/40 câu hỏi, gồm các câu: 14, 15, 16, 25, 26, 27, 28).

Định hướng triển khai công tác ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử từ đề thi minh họa, thầy Bùi Ngọc Hạnh cho rằng, giáo viên cần tập trung ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản cho học sinh. Kiến thức lịch sử lớp 11 chỉ ôn tập vào một số chủ đề lớn, không ôn tập dàn trải và không giành nhiều thời lượng ôn tập cho kiến thức lớp 11.

Bên cạnh đó, giáo viên cần biên soạn tài liệu trắc nghiệm khách quan, câu hỏi vận dụng có hệ thống, mạch lạc, rõ ràng để học sinh dễ tiếp thu câu hỏi vận dụng. Số lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thuộc mức độ vận dụng không nhiều, chỉ xoay quanh một số chủ đề quan trọng. Do đó, trong quá trình ôn tập cần giành thời lượng và phương pháp ôn tập cho mảng kiến thức nâng cao này. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.