Đề nghị xử lý trang web đăng tin sai về “ốc đảo” của Chủ tịch tỉnh Cà Mau

Sở TT&TT tỉnh Cà Mau đề nghị Sở TT&TT TP.HCM xử lý vi phạm đối với trang web đăng tin sai về "ốc đảo" của Chủ tịch tỉnh.

Máy cuốc tháo dỡ công trình, kiến trúc của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải từ ngày 23-26/8/2018.
Máy cuốc tháo dỡ công trình, kiến trúc của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải từ ngày 23-26/8/2018.

Chiều tối 11/8, nguồn tin Báo Giao thông cho biết, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi Sở TT&TT TP.HCM đề nghị xử lý vi phạm đối với trang thông tin điện tử “damkhoinghiep.vn” theo quy định pháp luật.

Trước đó, ngày 22/7/2019 trang thông tin “damkhoinghiep.vn” có đăng bài "Cà Mau: Có một "ốc đảo" bình yên như thế giữa thành phố không bình yên".

Nội dung bài viết đưa ra nhiều thông tin như: Cà Mau thu hồi đất của dân làm để xây dựng trung tâm Hành chính, nhưng sau đó giao Vingroup; giao cho Tập đoàn Mường Thanh; công bố quy hoạch Khu liên hợp Thể dục-Thể thao (phường 9, TP Cà Mau) gần 2 chục ha “để xem chơi”...

Điểm đáng chú ý, bài viết gọi căn nhà của ông Nguyễn Tiến Hải là “ốc đảo” bình yên nhiều năm nay, mặc sự biến động của thời cuộc. Theo bài viết, trong khuôn viên đất của gia đình ông Nguyễn Tiến Hải, tại số 444, đường Trần Hưng Đạo nối dài, “ngoài phạm vi 60m được giữ lại theo chủ trương chung, vẫn còn không dưới 60m chiều sâu nữa ngang nhiên tồn tại chẳng bàn giao cho ai và chính quyền cũng chẳng ai động đến… “ốc đảo" bình yên, đó chỉ có thể là một khoảng lặng trước cơn bão…

Ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, sau khi thông tin trên được đăng tải, Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp với các Sở, ngành và UBND TP Cà Mau rà soát làm rõ thông tin về nhà đất của ông Nguyễn Tiến Hải.

“Kết quả về rà soát xác định, nội dung bài viết trên là không chính xác, không có cơ sở, sai sự thật, có tính chất vu khống nhằm làm ảnh hưởng uy tín của tỉnh và lãnh đạo địa phương”, ông Thánh nói.

Theo baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.