Đề nghị truy xuất nguồn gốc cây đào trên địa bàn tỉnh Sơn La

GD&TĐ - Tỉnh Sơn La vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thực hiện truy xuất nguồn gốc cho cây đào trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, chiều ngày 13/1, UBND tỉnh Sơn La có văn bản số 14/BC – UBND gửi Thủ tướng Chính Phủ báo cáo tình hình trồng, khai thác và đề nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ đạo thực hiện truy xuất nguồn gốc cây đào trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Báo cáo nêu rõ, để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo UBND các huyện, thành phố trực thuộc chuyển đổi từ các cây ngắn ngày, kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và cây dài ngày có hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt, trong 5 năm (từ 2016 – 2020), diện tích cây ăn quả được mở rộng, đạt khoảng 80.000ha và trở thành tỉnh đứng thứ 2 về diện tích cây ăn quả trên cả nước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc "người dân không tự ý chặt, phá cây rừng, đào rừng phục vụ thú chơi vào dịp Tết", UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cấp, các ngành của địa phương rà soát diện tích cây đào trên địa bàn tỉnh.

Kết quả rà soát cho thấy diện tích cây đào trồng là trên 5.000 ha, chủ yếu là do đồng bào dân tộc ở vùng cao, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và trồng trên đất nông nghiệp, vườn nhà. Cây đào là nguồn thu nhập của bà con dân tộc từ việc bán đào trong dịp Tết nguyên đán. Các hộ dân trồng đào mong muốn cây đào trở thành hàng hóa để lưu thông trên thị trường thuận lợi.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trên địa bàn tỉnh khai thác, bán, vận chuyển cây đào vào dịp Tết Nguyên đán 2021, UBND tỉnh Sơn La đề nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ đạo thực hiện truy xuất nguồn gốc cây đào để xác định nguồn gốc, xuất xứ cây đào, xác định cây đào được trông trên đất nông nghiệp không phải là đào rừng tự nhiên.

Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cây đào được thực hiện theo các quy định tại Quyết định 100QĐ-TTg ngày 19/10/2019 của Thủ tướng Chính Phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tích cực ứng dụng công nghệ và phần mềm học tập trực tuyến để đổi mới các tiết dạy. Ảnh minh họa: INT

Giáo dục trong Kỷ nguyên mới

GD&TĐ - Đường lối chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Đảng đối với ngành Giáo dục là luôn đề cao, ưu tiên các chính sách để phát triển giáo dục...

Đình – chùa Câu Nhi là những nơi còn lưu giữ dấu tích về Tiến sĩ Bùi Dục Tài.

Tiến sĩ khai khoa xứ Đàng Trong

GD&TĐ - Từ một thiếu niên không được đi học, không biết chữ nhưng chỉ 12 năm đèn sách đã đỗ Tiến sĩ, trở thành nhà khoa bảng đầu tiên của xứ Đàng Trong.