Đề nghị tăng chế tài xử lý nhằm chống lãng phí sát thực tiễn

GD&TĐ - Chiều ngày 31/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021.

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam).
Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam).

Từ thực tiễn công tác giám sát tại địa phương và qua nghiên cứu báo cáo của Đoàn giám sát, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam) đề nghị Quốc hội tiếp tục tiếp thu, nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng pháp điển hóa các hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm. Đồng thời, chống lãng phí sát thực tiễn và tăng chế tài xử lý. Đảm bảo việc thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đáp ứng yêu cầu về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh cũng nêu tình trạng kê khai giá chuyển nhượng bất động sản trên hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng hay trên các tờ khai xác định nghĩa vụ nộp thuế thấp hơn so với giá trị thật… Do đó, cần có giải pháp xử lý trách nhiệm của các tổ chức công chứng, tập thể, cá nhân trong việc kê khai giá mua bán bất động sản hai, giá không đúng thực tế, gây thất thu ngân sách.

Về việc sáp nhập các chi cục thuế thành chi cục thuế khu vực giúp giảm đầu mối lãnh đạo, sắp xếp lại bộ máy chuyên môn hóa các hoạt động, hiện tại các chi cục thuế khu vực vẫn hoạt động tương đối độc lập. Số lượng cấp phó của các Chi cục quá ít nên không đảm bảo giải quyết công việc cho công dân. Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định số 101 theo hướng quy định số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục thuế, thuộc Cục thuế không quá 2,5 cấp phó tính chung cho toàn Cục Thuế.

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh cũng đề nghị Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về định mức, tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn. Bởi, nhiều định mức, tiêu chuẩn quá thấp gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng việc lưu trữ hồ sơ đất đai, trước bạ, chế độ bảo hiểm, hồ sơ thuế của công công dân chủ yếu được thực hiện bằng giấy, làm tốn diện tích, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Đại biểu đề nghị ngành thuế ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lưu trữ hồ sơ đất đai tiến tới bỏ lưu trữ hồ sơ bằng giấy. Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, sắp xếp lại toàn bộ nhà đất, trụ sở làm việc thuộc phạm vi ngành quản lý, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, phù hợp với công năng sử dụng…

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai).

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai).

Trong khi đó, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, báo cáo giám sát đã làm rõ nhiều nội dung thông qua những số liệu cụ thể liên quan đến hàng trăm dự án, hecta đất, hàng chục nghìn tỷ đồng bị lãng phí… Theo đại biểu, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do yếu tố chủ quan là chính, trách nhiệm quản lý, điều hành và trách nhiệm con người đã được chỉ rõ trong Báo cáo của Đoàn giám sát.

Tuy nhiên, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, nội dung Báo cáo nên nêu rõ hơn nữa trách nhiệm của chủ thể, của tổ chức, cá nhân nào để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí. Qua đó, tăng chất lượng của Báo cáo giám sát.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.