Trên đây là ý kiến của đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) khi tranh luận tại hội trường về nguyên nhân và giải pháp giáo viên rời bỏ khu vực công - sáng 27/10. Đại biểu đánh giá rất cao nỗ lực của ngành giáo dục và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên nói chung.
Theo đại biểu, gần như kỳ họp nào của Quốc hội cũng thảo luận các chế độ, chính sách liên quan đến đội ngũ giáo viên. Với đội ngũ hùng hậu, hơn 1,2 triệu giáo viên trên tổng số hơn 1,7 biên chế viên chức cả nước, trong 2,5 năm qua có hơn 14.000 giáo viên, chủ yếu là giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông rời khỏi khu vực công. Điều này đặt ra vấn đề cần đánh giá thực chất để có giải pháp phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang cho rằng, chúng ta đang thực hiện khuyến khích xã hội hóa trong ngành giáo dục. Tình trạng giáo viên rời khỏi khu vực công chuyển sang khu vực tư là bình thường. Điều quan trọng nhất phải đánh giá những người bỏ nghề có tiếp tục làm giáo viên hay không?
Theo đại biểu, việc giáo viên rời từ khu vực công sang khu vực tư đều là phục vụ cho Nhân dân, phù hợp với chủ trương của Đảng. Do vậy cần phải đánh giá một cách sát nhất, thực chất nhất để có giải pháp phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) phát biểu tranh luận tại hội trường |
Phát biểu tranh luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) – cho rằng, nguyên nhân của giáo viên nghỉ việc không chỉ do chuyển dịch từ khối công lập sang khối tư thục mà còn nhiều nguyên nhân khác; trong đó có vấn đề về lương, có vấn đề về áp lực công việc…
Đại biểu cho rằng, sắp tới ngành giáo dục sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu giáo viên. Do vậy, chúng ta cần phải phân tích thật kỹ những vấn đề liên quan đến tiền lương, điều kiện môi trường làm việc của giáo viên. Ngành giáo dục cần quan tâm thêm đến việc chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bởi hiện tại giáo viên đang thiếu rất nhiều, Chính phủ cần phải sớm có cái nhìn về vấn đề này để có ý kiến với Quốc hội giải quyết ngay.