Đề nghị có cơ chế đào tạo riêng cho ngành Y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị Quốc hội sắp tới thông qua Luật Giáo dục đại học, có cơ chế đào tạo riêng cho ngành Y tế: 6 năm ra trường, thêm 1 năm nữa thực hành và thi toàn quốc chứng chỉ hành nghề, với đánh giá của Hội đồng giáo dục quốc gia độc lập, sau đó học chuyên khoa 2-3 năm mới có thể hành nghề. Đó mới đảm bảo chất lượng đào tạo và theo mô hình quốc tế.

Việc đào tạo đi theo 2 hệ: Hệ hàn lâm là thạc sĩ, tiến sĩ, PGS, GS thực hiện giảng dạy nghiên cứu. Còn hệ thực hành là bác sĩ chuyên khoa.

"Hai hệ khác nhau, không phải hệ này kém hệ kia mà mỗi hệ là một nghề" - Bộ trưởng Tiến nói.

Trong phát biểu tại hội trưởng, người đứng đầu ngành Y tế chia sẻ những kết quả cũng như hạn chế của ngành hiện nay.

Theo đó, kết quả được nói đến từ việc tiến bộ trong chất lượng khám chữa bệnh là giảm tải bệnh viện; ứng dụng nhiều tiến bộ kĩ thuật trong khám chữa bệnh; xây dựng thêm nhiều bệnh viện mứi, đặc biệt tuyến tỉnh, huyện; đổi mới cơ chế tài chính; thí điểm đưa bác sĩ trẻ tốt nghiệp loại giỏi, sau đó đào tạo chuyên khoa lên các huyện nghèo; gần như nối mạng 100% cơ sở khám chữa bệnh; tăng cường y tế cơ sở…

Hạn chế là còn tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trung ương; chất lượng chăm sóc bệnh viện chưa toàn diện; chất lượng y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị; chất lượng và số lượng nhân lực trong ngành chưa đảm bảo…

Qua đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra giải pháp "kiềng 3 chân" gồm: Chăm con người khi chưa bị bệnh bằng y tế cơ sở; Khi bị bệnh phải vào bệnh viện được chăm sóc chu đáo, toàn diện, chất lượng và giảm thời gian nằm viện, giảm lây chéo, tăng cường cơ sở vật chất trong các bệnh viện; hú trọng nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ