Theo thầy Toản, đề có 5 câu – 1 điểm trong chương trình lớp 11, gồm các nội dung liên quan đến phép đếm, xác suất thống kê, quan hệ vuông góc trong không gian.
Có 45 câu- 9 điểm nằm trong chương trình lớp 12, bao gồm tất cả nội dung liên quan đến Hình học và Giải tích lớp 12.
Cấu trúc đề thi sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần. Từ cầu 1 đến câu 16 mức độ rất cơ bản - mức 1. Từ câu 17 đến 35 độ khó mức độ 2. Các câu còn lại ở mức độ 3 và 4; những câu ở mức độ 4 gồm: 45, 46, 47, 48, 49, 50, đòi hỏi thí sinh phải có tuy duy thật sâu và rèn luyện thường xuyên.
Các nội dung ở chương trình học kì 2 như ứng dụng tích phân, số phức và phương pháp tọa độ trong không gian không có những câu ở mức độ 3,4 mà chủ yếu ở mức độ 1 và 2.
Cũng theo thầy Nguyễn Văn Toán, các mức độ trong đề thi phân biệt rõ ràng. Những câu ở mức độ 1, học sinh chỉ cần học thuộc công thức, nhớ định nghĩa và tính chất, đọc đề là có thể làm được.
Những câu ở mức độ 2, học sinh cần nhớ lí thuyết và kết hợp tư duy phân tích tổng hợp là có thể giải quyết được bài toán,.. Câu hỏi mức độ 4 đòi hỏi sự sáng tạo, vận dung linh hoạt kiết thức thì học sinh mới có thể giải được.
“Đề minh họa ra đúng nội dung cũng như tiến trình dạy học hiện tại. Đúng chủ trương tinh giản chương trình nhưng vẫn phân loại được đối tượng học sinh. Đề thi phù hợp vơi xu hướng đổi mới chương trình giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, đề thi nên tăng cường thêm các câu có yếu tố thực tiễn hơn nữa.
Kết hợp với đề thi chính thức của Bộ GD&ĐT năm 2019 và đề thi minh họa 2020, tôi cho rằng, học sinh nắm chắc vấn đề; học kĩ lí thuyết và luyện tập thường xuyên những kiến thức trong sách giáo khoa, sách bài tập và làm thêm các đề thi thử thì đạt 6,4 điểm là nằm trong khả năng” – thầy Nguyễn Văn Toán cho hay.