Để hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường trung học đi vào chiều sâu

GD&TĐ - Hôm nay (11/3) tại TP Vinh tỉnh Nghệ An, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã chủ trì hội thảo “Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường trung học".

Để hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường trung học đi vào chiều sâu
Hội thảo Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường trung học của Bộ GD&ĐT
Hội thảo Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường trung học của Bộ GD&ĐT

Hội thảo là một trong những hoạt động trong khuôn khổ “Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2017 – 2018 khu vực phía Bắc” của Bộ GD&ĐT tổ chức đang diễn ra (từ 10 – 13/3) tại tỉnh Nghệ An.

Hội thảo nhằm đánh giá lại kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học trong năm học 2017 – 2018; Việc tổ chức các hoạt động trong các nhà trường trong quá trình dạy - học theo định hướng đổi mới, định hướng nghiên cứu, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT tại hội thảo đã nêu bật kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong các trường phổ thông năm vừa qua. Hiện trong tổng số gần 3.000 trường THPT và THCS trên cả nước triển khai hoạt động này, ước tính đã có hàng chục ngàn dự án khoa học, kỹ thuật của học sinh dự thi, được lựa chọn vào cuộc thi cấp tỉnh.

Vòng thi cấp tỉnh năm học 2017 – 2018 có số lượng dự án tham gia tăng mạnh. Cả nước có khoảng gần 5.000 dự án tham gia vòng thi cấp tỉnh. Trong đó có tỉnh, thành phố có số dự án dự thi cuộc thi cấp tỉnh nhiều lên đến gần 250 dự án; Số dự án vòng thi cấp tỉnh phổ biến từ trên 100 – 200 dự án. Các tỉnh đã lựa chọn được 488 dự án dự thi cuộc thi cấp quốc gia năm nay.

Tại hội thảo, các ý kiến tham luận đã đánh giá sự phát triển về chất lượng cũng như xu hướng nghiên cứu các đề tài; Theo đó xu hướng của các đề tài lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm hệ thống, hệ thống nhúng tăng mạnh.

Hội thảo cũng đã ghi nhận định hướng nghiên cứu của học sinh đã gắn liền hơn với các vấn đề của với cuộc sống. Các vấn đề nghiên cứu được học sinh tiếp cận theo hướng cụ thể hơn những năm trước; đi sâu hơn, giải quyết vấn đề thấu đáo hơn về mặt khoa học và cách thức nghiên cứu của học sinh đã tiến bộ hơn …

Tuy nhiên, hội thảo cũng đã chỉ ra những hạn chế trong công tác này như: việc xác định vấn đề nghiên cứu của học sinh vẫn rộng, chưa thực sự đi vào chiều sâu; Tiếp đó là giải pháp thực hiện, giải quyết vấn đề, nghiên cứu nhấn sâu vào vấn đề, đưa ra những giải pháp thiết kế, xây dựng báo cáo nghiên cứu… của học sinh chưa rõ nét;

Tham luận của các đại biểu tại hội thảo cũng đã đi sâu phân tích, chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời nêu ra những giải pháp để khắc phục.

Một trong những nguyên nhân được các đại biểu chỉ ra là hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu ở các trường phổ thông còn nghèo nàn, nhiều hạn chế, nhất là các trường ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa các thành phố, ở vùng xa các trường CĐ, ĐH; Cùng với đó là cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong các nhà trường còn nhiều bất cập…

Tại hội thảo, nhiều đại biểu ở các địa phương trong vùng đã nêu ra nhiều giải pháp thực hiện, khắc phục hiệu quả những hạn chế trên đây để cùng nhau trao đổi, học tập kinh nghiệm trong triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong các nhà trường phổ thông trong năm học tới và những năm tiếp theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.