Để giáo viên hạnh phúc khi đến trường

GD&TĐ - Từ năm học 2020-2021, ngành Giáo dục Thành phố Hà Tĩnh đã chính thức triển khai xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Việc tạo sự hứng khởi, hạnh phúc khi đến trường cho “giáo viên” được chú trọng.

Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nam Hà tham gia hoạt động ngoại khóa.
Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nam Hà tham gia hoạt động ngoại khóa.

Năm học 2020-2021, Trường Mầm non 1 (TP Hà Tĩnh) được chọn là đơn vị thí điểm của thành phố thực hiện “Trường học hạnh phúc”.

Cô Lê Thị Vân Anh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nghề giáo vốn rất nhiều áp lực, đặc biệt là giáo viên mầm non. Ngay khi nhận nhiệm vụ, Ban giám hiệu (BGH) xác định giáo viên phải thực sự hạnh phúc, sống tích cực, vui vẻ để truyền năng lượng tích cực ấy cho trẻ. Nhiều năm trở lại đây, nhà trường đã chú trọng giảm tải áp lực, thường xuyên chia sẻ và cải thiện điều kiện làm việc cho giáo viên.

Giáo viên sáng tạo trong phương pháp dạy học tạo cảm hứng cho trẻ
Giáo viên sáng tạo trong phương pháp dạy học tạo cảm hứng cho trẻ

“Tôi cho rằng Hiệu trưởng là người điều hành nhưng trên góc độ chia sẻ. Không áp đặt ý kiến của mình cho người khác, nên có sự cởi mở, nhẹ nhàng và thấu hiểu để giáo viên thoải mái khi đến trường. Con người chỉ có thể sáng tạo khi có cảm xúc tích cực, tức là họ hạnh phúc. Nhân viên càng hạnh phúc thì càng sáng tạo.

Trong nhà trường hiện nay, nếu chúng ta còn tồn tại cách quản lý căng thẳng thì giáo viên không hạnh phúc, từ đó thiếu vắng sự sáng tạo, cống hiến, xây dựng”, cô Vân Anh bày tỏ.

Năm học 2020-2021, là một năm học thành công của cô và trò trường Tiểu học Nam Hà (TP Hà Tĩnh). Sau 1 năm triển khai “Trường học Hạnh phúc”, nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích ấn tượng như: Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua; 2 năm liền nhận cờ Thi đua Xuất sắc của UBND tỉnh;  Bằng khen của Bộ GD&ĐT;  5 giáo viên đạt Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở;  3 giáo viên giành danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 8 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Thành phố…

Giáo viên cảm thấy hạnh phúc sẽ truyền năng lượng tích cực cho học sinh
Giáo viên cảm thấy hạnh phúc sẽ truyền năng lượng tích cực cho học sinh

Chia sẻ về bí quyết của nhà trường, cô Tống Thị Thanh Bình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Hà, cho rằng, xây dựng trường học hạnh phúc không phải là phong trào mà là quá trình.

Hạnh phúc không phải là một khái niệm mà là cảm xúc. Việc giáo viên được hạnh phúc khi đến trường đóng vai trò quan trọng để khơi gợi cảm hứng cho học sinh, nâng cao thành tích trong quá trình học tập. Trong đó, BGH nhà trường cần có sự thay đổi tích cực để giáo viên thực sự cảm thấy hạnh phúc.

Một trong những biện pháp mà BGH nhà trường cụ thể hóa bằng hành động là để giáo viên tự chủ xây dựng kế hoạch dạy học.  Bảo đảm mọi chế độ, quyền lợi để giáo viên có động lực, yên tâm công tác, BGH cũng chung tay chia sẻ, hỗ trợ, giúp giáo viên bớt áp lực trong quá trình giảng dạy.

Thầy cô hạnh phúc sẽ giúp học sinh hạnh phúc khi đến trường
Thầy cô hạnh phúc sẽ giúp học sinh hạnh phúc khi đến trường

Là một giáo viên của trường, cô giáo Lâm Thị Việt Hà, chia sẻ: “Tôi không quá áp lực với việc dạy học cho các em học sinh đầu cấp. Nhà trường cho phép giáo viên tự chủ xây dựng bài giảng là một lợi thế để giáo viên phát huy sự sáng tạo làm sao để lôi cuốn học sinh. Bản thân tôi rất hạnh phúc khi mỗi ngày đến trường nên tôi cũng muốn lan tỏa cảm xúc đó đến các em.

Quan điểm của tôi là một tiết học hiệu quả thì khởi đầu phải vui vẻ, tôi thường bắt đầu buổi học đầu tiên với những cách chào học sinh khác nhau theo yêu cầu của các em. Khi các em vui thì tiết học sẽ bớt nặng nề và thú vị hơn”.

Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên Phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh triển khai kế hoạch xây dựng “Trường học hạnh phúc” và cũng là địa phương đầu tiên trên toàn tỉnh thực hiện trên cả 3 cấp học từ mầm non, tiểu học đến THCS.

Tự chủ trong dạy học, một trong những phương thức giúp giáo viên được phát huy sở trường, sự sáng tạo trong giảng dạy
Tự chủ trong dạy học, một trong những phương thức giúp giáo viên được phát huy sở trường, sự sáng tạo trong giảng dạy

Để các nhà trường, giáo viên hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa, các tiêu chí và nội dung liên quan, Phòng GD-ĐT thành phố Hà Tĩnh đã mời chuyên gia về nói chuyện chuyên đề về xây dựng Trường học hạnh phúc.

Sau khi Phòng GD-ĐT thành phố ban hành kế hoạch, 50 đơn vị trường mầm non, tiểu học, THCS thành phố đã xây dựng kế hoạch, từng bước lựa chọn một số tiêu chí để đăng kí đặc biệt là quy chế ứng xử trong trường học…

“Hiệu quả từ phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc trong ngành GD-ĐT qua 1 năm học, đã thể hiện qua sự chuyển biến rõ nét. Đặc biệt, các nhà trường đã chú trọng hơn đến cải thiện môi trường làm việc tích cực của đội ngũ giáo viên; xây dựng sự bình đẳng, dân chủ trong mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên…  Điều này, đã tạo tâm lý thoải mái giúp giáo viên có động lực cống hiến, nâng cao chất lượng dạy và học”, bà Trần Thủy Nga, Trưởng phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.