(GD&TĐ) - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã giao tỉnh Nam Định đại diện cho các địa phương lập hồ sơ “Nghi lễ chầu văn của người Việt ở Nam Định”, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Chầu văn đã được đưa vào danh mục Di sản để nghiên cứu, lập hồ sơ đệ trình là Di sản văn hóa Thế giới. |
Gắn liền với tín ngưỡng thờ mẫu, Nghi lễ chầu văn ngày càng bén rễ sâu rộng trong đời sống tâm linh của người dân, nhất là cư dân Bắc bộ.
Theo kết quả kiểm kê của ngành văn hóa, đến tháng 8-2012, tỉnh Nam Định có 287 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần và liên quan đến “nghi lễ Chầu văn”.
Hiện tại Nam Định có 470 người trực tiếp tham ra thực hành “nghi lễ Chầu văn”, trong đó, hầu đồng là 246 người, hát văn (cung văn) 245 người, sử dụng nhạc cụ 162 người.
Từ một loại hình diễn xướng dân gian, tới di sản thế giới sẽ là chặng đường đầy gian khó, Nghi lễ chầu văn phải tìm được sự đồng thuận ở chính xứ sở mình, trước khi chinh phục các chuyên gia hàng đầu của UNESCO, như chia sẻ của GS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia...
Linh Linh