Đề cao quyền lợi nhà giáo

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (Thông tư số 34) đã nhận được phản hồi tích cực từ phía giáo viên.

Lâu nay, vấn đề thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên luôn nhận được sự quan tâm của đội ngũ thầy, cô giáo và dư luận xã hội. Có thời điểm trở thành từ khoá “nóng” và đến nay vẫn chưa hết tính thời sự. Vì thế, ngay sau khi Thông tư được ban hành, trên các diễn đàn mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến bình luận; trong đó đại đa số ghi nhận: Thông tư đã hướng đến quyền lợi của đội ngũ thầy, cô giáo.

Ngoài yếu tố kế thừa, Thông tư số 34 có nhiều điểm mới: Gộp chung quy định về điều kiện thi và xét thăng hạng giáo viên các cấp; Giảm thời gian xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ để được thăng hạng; Bổ sung thêm điều kiện thăng hạng giáo viên; Nội dung, hình thức xét thăng hạng áp dụng chung cho tất cả cấp học; Thay đổi về điểm chấm hồ sơ xét thăng hạng; Không còn được cộng điểm tăng thêm khi xét hồ sơ thăng hạng.

Qua đó thể hiện tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của đội ngũ nhà giáo. Điều này khẳng định, việc biên soạn và phát hành văn bản quy phạm pháp luật được dựa trên yếu tố thực tiễn. Chẳng hạn, Thông tư nêu rõ: Giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện.

Có thể hiểu, dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn là quyền lợi chính đáng của nhà giáo và tất nhiên cũng không phải là yêu cầu bắt buộc với các thầy, cô. Nói không sai, khi nhiều giáo viên nhận xét, các quy định của Thông tư lần này khá mở và hướng đến quyền lợi của giáo viên, tạo điều kiện để họ tự khẳng định vị thế của mình với học trò, đồng nghiệp, rộng hơn là với xã hội.

Tuy nhiên, quy định “mở” không có nghĩa là “thả nổi”. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp chỉ được thực hiện khi giáo viên có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có nhu cầu.

Thực tế cho thấy, Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Giáo viên được coi là nhân vật trung tâm của đổi mới giáo dục. Vì thế, đã có nhiều chính sách tập trung đổi mới toàn diện, trong đó chú trọng chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo. Thông tư số 34 được nhiều người trong và ngoài ngành Giáo dục đánh giá, ghi nhận là đã bám sát mục tiêu trên.

Trong giai đoạn đang thực hiện quyết liệt các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả cấp học, với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, thì chúng ta cần tiếp tục lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy, cô giáo làm động lực để thực hiện thành công mục tiêu này.

Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.
Minh họa/INT

Một dấu mốc lịch sử

GD&TĐ - Ngày 10/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Ảnh minh họa ITN.

Chủ động thích ứng

GD&TĐ - Năm học 2024 - 2025, Chương trình GDPT 2018 sẽ “phủ” hết các lớp ở cả 3 cấp học.