Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý

Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

ĐỀ ÁNTUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 

A. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án:

-   Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục năm 2009;

-  Luật Giáo dục Đại học năm 2012;

-   Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

-   Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

-   Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2012-2020;

-   Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào ĐH, CĐ hệ chính quy;

-   Dự thảo Quyết định ban hành quy định về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Mục đích:

Thực hiện tinh thần của Luật Giáo dục Đại học 2012 về việc tự chủ trong công tác tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố chất lượng đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

Việc tổ chức tuyển sinh riêng giúp nhà trường được chủ động lựa chọn các tiêu chí phù hợp với yêu cầu thực tế của nhà trường khi chọn thí sinh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc lựa chọn ngành nghề cũng như phát huy khả năng, sở trường của bản thân thí sinh.

3. Nguyên tắc:

Việc tuyển sinh theo đề án riêng thực hiện trên nguyên tắc phù hợp với Luật Giáo dục Đại học và các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Căn cứ trên nhu cầu thực tế của người học và nhu cầu nhân lực theo từng ngành nghề cụ thể của khu vực phía Nam.

Việc xét tuyển theo nguyên tắc xét điểm trung bình chung của các môn học phổ thông với thang điểm từ cao xuống đến khi đủ chỉ tiêu của ngành xét tuyển và xét tuyển Đại học trước, cao đẳng sau.

B. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

I. Phương thức tuyển sinh: trường thực hiện 2 phương thức tuyển sinh

1. Phương thức tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh (3 chung) của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và xét tuyển các đợt theo phương thức 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chung đề thi, chung đợt thi và sử dụng chung kết quả thi).

Năm 2014, Trường thực hiện đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh chính quy với Bộ GD&ĐT 5000 chỉ tiêu, trong đó 3000 chỉ tiêu đại học và 2000 chỉ tiêu cao đẳng. Đối với cho phương thức này chiếm 87% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đã đăng ký.

2. Phương thức tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh riêng của Trường

Năm 2014, Trường dành 23% tương đương 635 chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức tuyển sinh riêng này.

Phương thức tuyển sinh riêng của Trường được thực hiện theo hình thức xét tuyển những thí sinh đăng ký với các tiêu chí sau:

- Kết quả điểm trong ba năm học THPT;

- Kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT;

a) Tiêu chí xét tuyển:

* Tiêu chí 1: Xét kết quả điểm tổng kết 3 năm học phổ thông của thí sinh, (học bạ THPT) và có nhân hệ số môn quy định.

- Điểm trung bình chung năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh đạt 6.0 trở lên đối với trình độ Đại học và đạt 5.5 đối với trình độ Cao đẳng (ĐTB TC1).

- Bảng  danh mục các ngành đăng ký tuyển sinh theo tiêu chí 1: (Xem bảng đính kèm bên dưới)

STT

TÊN NGÀNH

MÃ NGÀNH

ĐIỂM TB CHUNG

CHỈ TIÊU DỰ KIẾN

1.

Ngôn ngữ Trung Quốc

D220204

6.0

30

2.

Kỹ thuật điện, điện tử

D520201

6.0

50

3.

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

D510203

6.0

100

4.

Kỹ thuật xây dựng

D580208

6.0

80

5.

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

6.0

200

6.

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

C510103

5.5

25

7.

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

C510203

5.5

25

8.

Công nghệ may

C540204

5.5

25

9.

Thư ký văn phòng

C340407

5.5

25

10.

Tiếng Hàn

C220210

5.5

25

11.

Tiếng Trung Quốc

C220204

5.5

25

12.

Tiếng Nhật

C220209

5.5

25

Tổng cộng:

635

* Tiêu chí 2: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.

- Điểm đạt tối thiểu của tiêu chí 2: đối với Đại học 24 điểm, Cao đẳng 22 điểm (ĐTB TC2) (Trường hợp môn thi tốt nghiệp năm 2014 là 4 môn).  

* Đánh giá tiêu chí xét tuyển:

- Tiêu chí 1 chiếm tỉ trọng 50%, tiêu chí 2 chiếm tỉ trọng 50%. Như vậy, tổng 2 tiêu chí là 100 điểm.

- Cách tính điểm trung bình xét tuyển (ĐTB XT) của 2 tiêu chí được tính theo công thức sau:

ĐTBXT = (ĐTB TC1 x 50%) + (ĐTB TC2 x 50%)

b) Xét tuyển:

- Xét những thí sinh có điểm trung bình xét tuyển (ĐTB XT) đạt theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của ngành cụ thể.

c) Lịch tuyển sinh của trường:

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển

- Đợt 1: từ 23/6/2014 đến 23/7/2014.

- Đợt 2: từ 11/8/2014 đến 30/09/2014.

d) Phương thức đăng kí của thí sinh và quy trình thực hiện xét tuyển của Trường

Bước 1: Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo thời gian thông báo của trường bằng 2 phương thức: trực tiếp tại trường qua Trung tâm tư vấn tuyển sinh và qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:

- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu trường;

- Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014 (bản sao);

- Bảng điểm tốt nghiệp THPT (bản sao);

- Học bạ THPT (bản sao) có bản chính đối chiếu.

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ

- Sau khi hết thời gian nhận hồ sơ của từng đợt, các ban giúp việc của Hội đồng tuyển sinh tiến hành kiểm tra hồ sơ và  xét các yêu cầu của tiêu chí 1 và 2.

- Công bố kết quả xét tuyển của tiêu chí 1 và 2.

Bước 3: Công bố kết quả trúng tuyển và nhập học

- Họp HĐTS Trường thống nhất điểm trúng tuyển cho từng ngành cụ thể trên cơ sở điểm trung bình xét tuyển của 2 tiêu chí.

- Công bố danh sách thí sinh trúng tuyển theo ngành trên Website của Trường trên và gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh.

- Thí sinh nhập học theo thời gian cụ thể trên giấy báo trúng tuyển của Trường.

e) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

* Ưu tiên theo khu vực

Khu vực ưu tiên

Điểm ưu tiên theo khu vực

Đại học

Cao đẳng

Khu vực 3

0

0

Khu vực 2

0.5

0.3

Khu vực 2 nông thôn

1.0

0.5

Khu vực 1

1.0

0.5

* Ưu tiên theo đối tượng

Đối tượng ưu tiên

Điểm ưu tiên theo đối tượng

Đại học

Cao đẳng

UT1 (đối tượng 01-04)

1.0

0.5

UT1 (đối tượng 05-07)

0.5

0.3

        Ngoài việc áp dụng chính sách ưu tiêu theo quy chế tuyển sinh đã ban hành, nhà trường cũng thường xuyên cập nhật, bổ sung những điểm mới của quy chế tuyển sinh tính đến thời điểm hiện tại.

f) Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

II. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

1. Ưu điểm

- Trường thực hiện xét tuyển phù hợp với quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trong quá trình tổ chức xét tuyển, nhà trường thực hiện các yêu cầu về chế độ công khai trong tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Kết hợp 2 hình thức tuyển sinh: Vừa thi tuyển và xét tuyển theo kỳ thi 3 chung, vừa xét tuyển theo tiêu chí riêng của trường sẽ tạo điều kiện cho người học có nhiều cơ hội chứng minh khả năng học Đại học của mình, đồng thời giúp cho nhà trường có đa dạng nguồn tuyển. Từ đó nhà trường có cơ hội lựa chọn được người học đáp ứng nhu cầu xã hội;

 - Hai tiêu chí xét tuyển hoàn toàn phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;

  - Định hướng được việc học tập của học sinh phổ thông, tránh học lệch, học thuộc lòng, khuyến khích vận dụng kiến thức để hình thành năng lực cụ thể.

2. Nhược điểm

- Đây là phương thức tuyển sinh mới nên nhà trường chỉ áp dụng đối với một số ngành đào tạo của trường không áp dụng đối với tất cả ngành;

- Bên cạnh đó, việc tổ chức xét tuyển theo phương thức riêng cũng chiếm kinh phí tổ chức một phần không nhỏ trong công tác tổ chức tuyển sinh chung của trường.

- Thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ đăng ký dự thi Đại học các ngành khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển nên tồn tại số ảo khi xét tuyển.

III. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh.

  1. Về đội ngũ giảng viên cơ hữu

Hiện tại trường có 830 giảng viên cơ hữu. Trong đó có 6 giáo sư, 8 phó giáo sư, 72 tiến sĩ, 334 thạc sỹ và 410 đại học.

Dự kiến đội ngũ giảng viên phục vụ giảng dạy cho các ngành đăng ký tuyển sinh riêng được thống kê như sau:

STT

Nội dung

Tổng số

Chức danh

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Giáo sư

Phó Giáo sư

TSKH, Tiến sỹ

Thạc sĩ

Đại học

Trình độ khác

1

Khoa Công nghệ tự động hóa và Robot

54

1

-

6

17

30

-

2

Khoa Điện - Điện tử

26

-

-

1

13

12

-

3

Khoa Hàn Quốc học

12

-

-

-

2

10

-

4

Khoa Kỹ thuật xây dựng

23

-

-

2

6

15

-

5

Khoa Ngoại ngữ

60

-

-

1

20

39

-

6

Khoa Quản lý tài nguyên môi trường

20

1

-

-

12

7

-

7

Khoa Quản trị kinh doanh

80

-

-

9

44

27

-

2. Cơ sở vật chất của trường

STT

Nội dung

Đơn vị

tính

Số lượng

I

Diện tích đất đai

ha

6

II

Diện tích sàn xây dựng

51,465

1

Giảng đ­ường

Số phòng

phòng

210

Tổng diện tích

m2

33,117

2

Phòng học máy tính

Số phòng

phòng

45

Tổng diện tích

m2

2,153

3

Phòng học ngoại ngữ

Số phòng

phòng

5

Tổng diện tích

m2

286

4

Thư­ viện

m2

2,996

5

Phòng thí nghiệm

Số phòng

phòng

26

Tổng diện tích

m2

3,846

6

Xư­ởng thực tập, thực hành

Số phòng

phòng

5

Tổng diện tích

m2

3,960

7

Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

Số phòng

phòng

150

Tổng diện tích

m2

4,112

8

Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo

m2

9

Diện tích khác:

3,434

Diện tích hội trường

m2

Diện tích nhà văn hóa

m2

Diện tích nhà thi đấu đa năng

m2

Diện tích bể bơi

m2

Diện tích sân vận động

m2

. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I.   Nội dung những việc cần thực hiện trong quá trình tổ chức tuyển sinh riêng

1.  Công tác chuẩn bị tuyển sinh

-     Căn cứ quy định của Qui chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính qui và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

-      Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

-     Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc: Ban thư ký,  Ban thanh tra; Ban  truyền thông, Ban cơ sở vật chất,...

-     Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Ban giúp việc; các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh; …

-     Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, an ninh, ... cho việc tổ chức xét tuyển sinh; …

-     Nhà trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh, lịch tuyển sinh cụ thể từng đợt.

-      Thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tiêu chí xét tuyển, nội dung xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển, học phí, học bổng và các thông tin khác liên quan khác.

2.  Tổ chức tuyển sinh

-     Dưới sự chỉ đạo của HĐTS, các Ban: Thư kí, kiểm tra năng lực, xét tuyển, thanh tra, cơ sở vật chất sẽ thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của mình như Qui chế tuyển sinh của trường đã qui định.

-     Quá trình xét tuyển từ khâu phát hành, nhận hồ sơ đến xét tuyển được thực hiện theo quy trình tuyển sinh riêng của Nhà trường.

-     Ban cơ sở vật chất có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phòng, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho phỏng vấn. 

II.Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện

    Ban thanh tra tuyển sinh chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng uy chế tuyển sinh.

III. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan

-     Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh:  Hội đồng tuyển sinh của trường, Ban thanh tra công tác tuyển sinh,  Hòm thư góp ý của Nhà trường.

-     Người tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải có bằng chứng cụ thể và được xác minh về tính chính xác.

-     Các cá nhân và tổ chức tiếp nhận thông tin tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng và xác minh tính chân thực của bằng chứng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo với HĐTS để có biện pháp xử lí thích hợp. 

IV.    Chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh

    Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai đoạn triển khai nội dung đề án tuyển sinh giai đoạn 2014-2016. Kết thúc kỳ tuyển sinh, Nhà trường  tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 D. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỞNG

I.         Lộ trình giai đoạn 2014-2016:

-     Năm 2014-2016: Nhà trường tổ chức tuyển sinh theo đề án đã nêu.

-     Năm 2017 trở về sau: Vẫn tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng đã nêu đồng thời bổ sung thêm tiêu chí 3 trong đề án tuyển  sinh riêng. Đối với tiêu chí này trường thực hiện xét điểm thi của 01 bài kiểm tra trắc nghiệm do HĐTS Trường biên soạn để kiểm tra về năng lực tư duy, kiến thức của thí sinh và nhận thức về nghề nghiệp phù hợp với từng thí sinh; Bài kiểm tra trắc nghiệm sẽ bao gồm các câu hỏi để thí sinh thể hiện năng lực tổng hợp về kiến thức ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa trong quá trình học phổ thông và thực tiễn xã hội mà thí sinh có được sau quá trình học tập và tích lũy; về năng lực tư duy cơ bản (kiểm tra chỉ số IQ) bao gồm các vấn đề ở các lĩnh vực trong đời sống xã hội của thí sinh; Bài kiểm tra trắc nghiệm được thiết kế theo mẫu của Trường gồm 100 câu được làm trong thời gian 90 phút/ thí sinh dự thi. Bài kiểm tra trắc nghiệm được Hội đồng tuyển sinh đánh giá thông qua khi thí sinh làm đầy đủ các câu trả lời trắc nghiệm; chính xác các câu hỏi về IQ. Điểm đánh giá cho bài kiểm tra này phải đạt 5.0 trở lên. Ngoài ra, trường cũng cập nhật những cải tiến từ việc rút kinh nghiệm tuyển sinh năm trước và các chỉ đạo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.

II. Cam kết của Nhà trường

-     Nhà trường tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

-     Nhà trường cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh như đề án đã được Bộ GD ĐT chấp thuận.

-     Tổ chức thực hiện tuyển sinh riêng tuân thủ các nguyên tắc của đề án và đạt được mục đích của đề án.

E. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ ÁN

1. Phụ lục 1: Dự thảo Quy chế tuyển sinh của Trường;

2. Phụ lục 2: Kết quả tuyển sinh của trường 5 năm qua;

3. Phụ lục 3: Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường;

4. Phụ lục 4: Danh mục c ác nguồn lực để  thực hiện đề án.

PHỤ LỤC 1 – DỰ THẢO QUY CHẾ TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG

I.   Quy chế tuyển sinh theo phương thức 3 chung

— Việc tổ chức thi tuyển sinh theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cũng như xử lý các vi phạm của quy chế tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

II.    Quy chế tuyển sinh theo phương thức riêng

— Áp dụng theo quy định tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Tổ chức xét tuyển kết quả điểm 3 năm học THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT và tuân thủ theo các tiêu chí xét tuyển được quy định tại phần B, mục I, điểm 2 của Đề án.

- Trường sẽ tiếp tục ban hành các văn bản để hướng dẫn cán bộ và học sinh nắm vững và tổ chức thực hiện.

PHỤ LỤC 2 – KẾT QUẢ TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG 5 NĂM QUA

TT

NĂM

SỐ LƯỢNG TUYỂN

ĐẠI HỌC

LIÊN THÔNG ĐH

CAO ĐẲNG

LIÊN THÔNG CĐ

TCCN

1

2009

0

0

3556

458

8436

2

2010

0

0

3183

352

6295

3

2011

0

0

5000

500

4698

4

2012

839

518

5500

973

2094

5

2013

1569

29

4006

35

1021

TỔNG CỘNG:

2408

547

21245

2318

22544

PHỤ LỤC 3 – CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG

1.  Bậc Đại học

STT

NGÀNH HỌC

MÃ NGÀNH

1

Công nghệ thực phẩm

D540101

2

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

D510203

3

Công nghệ kỹ thuật Hóa học

D510401

4

Công nghệ sinh học

D420201

5

Công nghệ thông tin

D480201

6

Điều dưỡng

D720501

7

Dược học

D720401

8

Kế toán

D340301

9

Kỹ thuật điện, điện tử

D520201

10

Kỹ thuật xây dựng

D580208

11

Ngôn Ngữ Anh

D220201

12

Ngôn ngữ Trung Quốc

D220204

13

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

14

Quản trị kinh doanh

D340101

15

Tài chính - Ngân hàng

D340201

16

Thiết kế đồ họa

D210403

17

Quản trị khách sạn (dự kiến)

D340107

18

Công nghệ kỹ thuật ô tô (dự kiến)

D510205

2.  Bậc Cao đẳng

STT

NGÀNH HỌC

MÃ NGÀNH

1

Công nghệ kỹ thuật hóa học

C510401

2

Điều dưỡng

C720501

3

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

C510103

4

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

C510203

5

Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử

C510301

6

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

C510205

7

Công nghệ may

C540204

8

Công nghệ sinh học

C420201

9

Công nghệ thông tin

C480201

10

Công nghệ thực phẩm

C540102

11

Dược

C900107

12

Kế toán

C340301

13

Kỹ thuật Y học

C720330

14

Quản trị kinh doanh

C340101

15

Tài chính - Ngân hàng

C340201

16

Thiết kế đồ họa

C210403

17

Thư ký văn phòng

C340407

18

Tiếng Anh

C220201

19

Tiếng Hàn

C220210

20

Tiếng Nhật

C220209

21

Tiếng Trung

C220204

22

Việt nam học

C220113

PHỤ LỤC 4 – DANH MỤC CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

STT

Họ và tên

Đơn vị công tác

1.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Hiệu trưởng

2.

TS. Trần Ái Cầm

Phó Hiệu trưởng

3.

TS. Nguyễn Văn Lượng

Uỷ viên HĐQT

4.

TS. Nguyễn Tuấn Anh

Phó Hiệu trưởng

5.

Ông Phạm Hữu Bình

Phó Hiệu trưởng

6.

ThS. Phạm Văn Đạt

Phó Hiệu trưởng

7.

ThS. Nguyễn Mai Lan

Trưởng phòng Tổ chức

8.

Ông Nguyễn Kim Quỳ

Phó CT HĐQT

9.

ThS. Nguyễn Lan Phương

Trưởng phòng Đào tạo

10.

Ông Võ Minh Hải

Trưởng phòng Kế toán

11.

TS. Nguyễn Tấn Phước

Trưởng khoa Điện tử

12.

TS. Nguyễn Đình Hùng

Trưởng khoa Kế toán

13.

PGS.TS Phan Thị Cúc

Trưởng khoa TC-NH

14.

GS.TS Vương Thanh Sơn

Trưởng khoa CNTT

15.

TS. Nguyễn Văn Dần

Trưởng khoa CK-TĐ

16.

TS. Lê Trung Cương

Trưởng khoa Xây dựng

17.

GS.TS Nguyễn Quang Thạch

Trưởng khoa KHNN&CNSH

18.

GS.TS Nguyễn Văn Thanh

Trưởng khoa Dược

19.

ThS. BS Đinh Ngọc Đệ

Trưởng khoa Điều dưỡng

20.

TS. Nguyễn Phú Thọ

Trưởng khoa Ngoại Ngữ

21.

ThS. Tống Thị Ngọc Anh

Trưởng khoa Hàn Quốc Học

22.

PGS. TS Trần Thị Tửu

Trưởng khoa CNHH & TP

23.

GS.TS.KH Lê Huy Bá

Viện Môi trường

24.

Ông Nguyễn Vũ Xuân Giang

Phòng Đào tạo

25.

Bà Phạm Thị Giang Minh

Phòng Đào tạo

26.

Ông Nguyễn Khoa Huân

Phòng Đào tạo

27.

Ông Hoàng Hữu Du

Phòng Đào tạo

28.

Bà Phan Thị Thanh Hà

Phòng Đào tạo

29.

Ông Đoàn Minh Sang

Khoa Điều dưỡng

30.

Ông Trần Văn Tuấn

Ban Thanh tra

31.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh

Khoa TCNH

32.

Bà Nguyễn Hoài Thảo Nguyên

TT Học liệu

33.

Bà Nguyễn Kim Trúc

P. Khoa học CN

34.

Bà Đặng Như Thảo

Khoa QTKD

35.

Ông Lê Thiện Thành

Phó GĐ TT Khảo thí

36.

Ông Mai Hồng Vân

TT Khảo thí

37.

Bà Đoàn Thị Ngọc

TT Khảo thí

38.

Ông Phan Anh Tú

TT Khảo thí

39.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng

TT Khảo thí

40.

Bà Trần Lê Phương Thảo

Phòng Đào tạo

41.

Bà Lê Thị Ngọc Quỳnh

Phòng Đào tạo

42.

Bà Võ Thị Bích Hằng

Khoa Điều dưỡng

43.

Ông Lê Thanh Liêm

Phòng Đào tạo

44.

Bà Nguyễn Kim Ngân

TT Ngoại ngữ

45.

Bà Phạm Thị Thảo

Phòng QHDN

46.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng

Phòng Thanh tra

47.

Bà Đỗ Nguyễn Anh Thư

Phòng KHCN

48.

Bà Nguyễn Thị Hoàn Sinh

Khoa CNTT

49.

Bà Ng. T Phương Quỳnh

Khoa kế toán

50.

Ông Hoàng Hữu Tiến

Phòng đào tạo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.