Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Công nghệ Đông Á

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Công nghệ Đông Á. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý.

Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Phần I: NỘI DUNG CƠ BẢN

I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh

1. Mục đích

 - Phù hợp với quy định của Luật Giáo dục Đại học và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 1, có nội dung đáp ứng đầy đủ các quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này.

-  Hình thức, nội dung tuyển sinh phù hợp với ngành đào tạo của nhà trường và chương trình giáo dục phổ thông.

-  Các tiêu chí đảm bảo chất lượng nguồn tuyển rõ ràng.

-  Đảm bảo nguồn lực để thực hiện tuyển sinh riêng.

-  Không gây phức tạp cho xã hội và tốn kém cho thí sinh.

- Được dư luận đồng tình ủng hộ.

2. Nguyên tắc

a)  Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh theo quy định tại Điều 34 Luật Giáo dục Đại học.

b) Trường Đại học Công nghệ Đông Á sẽ tổ chức tuyển sinh riêng  2 lần trong năm vào thời gian do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (dự kiến tháng 2 và tháng 7).

c) Kết quả thi của thí sinh thi vào trường Đại học Công nghệ Đông Á không có giá trị xét tuyển sang trường khác.

d)Kỳ thi “3 chung ” vẫn được tổ chức hàng năm (trong 3 năm tới ) dành cho cácthí sinh đào tạo hệ Liên thông  ra trường chưa đủ 36 tháng.

II. Phương án tuyển sinh

1. Phương thức tuyển sinh

Trường Đại học Công nghệ Đông Á sẽ tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển . Dựa trên kết quả học tập lớp 12 và kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, sẽ có một công thức tính điểm cho mỗi  học sinh  để làm cơ sở xét tuyển.

2. Tiêu chí xét tuyển

a) Đối với Hệ Cao đẳng :

- Tốt nghiệp THPT

- Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT

- Điểm trung bình học tập cả năm lớp 12

- Điểm các môn lớp 12 thuộc khối xét tuyển

- Xếp loại hạnh kiểm

b) Đối với Hệ Đại học :

- Tốt nghiệp THPT

- Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT

- Điểm trung bình học tập cả năm lớp 12

- Điểm các môn lớp 12 thuộc khối xét tuyển

- Xếp loại hạnh kiểm

3. Điều kiện xét tuyển

a) Đối với Hệ Cao đẳng:

- Tốt nghiệp THPT

- Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT

- Điểm trung bình học tập cả năm lớp 12 từ 6,0 trở lên

- Điểm các môn lớp 12 thuộc khối xét tuyển từ 6,0 trở lên

- Xếp loại hạnh kiểm Khá trở lên

b) Đối với Hệ Đại học:

- Tốt nghiệp THPT

- Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT

- Điểm trung bình học tập cả năm lớp 12 từ 6,5 trở lên

- Điểm các môn lớp 12 thuộc khối xét tuyển từ 6,5 trở lên

- Xếp loại hạnh kiểm Khá trở lên

4. Điểm xét tuyển và Nguyên tắc xét tuyển

Mỗi thí sinh sẽ có một Điểm Xét Tuyển (ĐXT) là Trung bình cộng của : Điểm trung bình thi tôt nghiệp THPT (TN), Điểm trung bình học tập cả năm lớp 12(HT12), Điểm học tập các môn lớp 12 thuộc khối xét tuyển(Toán (T) , Lý (L) , Hóa (H) , Ngữ văn (V) , Ngoại ngữ (NN)) theo công thức dưới đây.

Khối A(Các ngành kỹ thuật)

ĐXT = 1/5 (HT12+ T + L+H + TN ).

Khối D1(Các ngành Kinh Tế)

ĐXT = 1/5 (HT12+ T + V+NN + TN ).

Điểm Xét Tuyển tối thiểu cho Hệ Cao đẳng là 6,0 và Hệ Đại học là 6,5.

Nguyên tắc xét tuyển: Lấy điểm xét tuyển từ cao xuống cho đủ chỉ tiêu.

Điểm ưu tiên được cộng vào Điểm Xét Tuyển.

5.Phương thức đăng kí của thí sinh

Bước 1: Thí sinh viết phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu của trường (có đăng trên trang Web của trường) gửi cho cán bộ làm công tác tuyển sinh của trường THPT để tập hợp lại, sau đó sẽ gửi cho phòng đào tạo trường Đại học Công nghệ Đông Á. Thí sinh cũng có thể gửi phiếu đăng kí trực tiếp cho trường Đại học Công nghệ Đông Á qua con đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho phòng đào tạo của trường bắt đầu từ ngày 20 tháng 3 năm 2014.

Bước 2: Thí sinh làm hồ sơ đăng kí xét tuyển

- Hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường bao gồm:

+ Phiếu đăng kí xét tuyển;

+ Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh mới tốt nghiệp năm học 2013 - 2014)(bản sao công chứng);

+ Bảng điểm tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);

+ Học bạ THPT (bản sao công chứng)

+ Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, số điện thoại để trường thông báo  kết quả xét tuyển. 

6. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

- Chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng: Thực hiện theo Qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và qui đổi ra thang điểm 100.

- Thí sinh có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất.

-  Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào trường thực hiện theo Qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. 

7. Thủ tục nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển và lệ phí tuyển sinh

Theo đúng thời hạn qui định của trường, ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT thí sinh phải nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển và lệ phí xét tuyển về trường Đại học Công nghệ Đông Á qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp cho phòng đào tạo trường Đại học Công nghệ Đông Á.

Địa chỉ : Trường Đại học Công nghệ Đông Á , phường Võ cường , thành phố Bắc ninh

Điện thoại liên hệ   02413 827996

-  Lệ phí tuyển sinh (bao gồm sơ tuyển và xét tuyển): thực hiện theo quyết định hiện hành  của Bộ tài chính.

8Phân tích ưu nhược điểm của phương án tuyển sinh

 a) Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ với hơn 1,8 triệu dân, bao gồm 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố, có hơn 150 xã phường, thị trấn và hơn 100 cơ quan, đơn vị hành chính, hàng ngàn doanh nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh. Trong ngành giáo dục hiện có 36 trường THPT và 9 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Hàng năm có hơn 15.000 học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông. Trong nhiều năm qua, chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Bắc Ninh luôn đứng trong tốp đầu của cả nước. Tuy vậy, số học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học chưa nhiều. còn hơn 59% học sinh đã tốt nghiệp THPT nhưng chưa có điều kiện được vào học các trường cao đẳng, đại học. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự  phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho địa phương và toàn quốc.

Có thể nói, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay chưa tạo ra sự phân hóa rõ rệt về xu hướng nghề nghiệp cho học sinh trong quá trình học tập.

Trong khi đó nhà trường đang đào tạo 6 chuyên ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Điện - Điện tử, Kĩ thuật xây dựng. Việc sử dụng phương thức tuyển sinh này sẽ giúp nhà trường tìm ra được những thí sinh có năng lực sở trường phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

b) Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề xuất.  

- Tuyển sinh theo phương thức mới là dựa trên kết quả học tập của cả quá trình học tập ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là năm học cuối ở THPT và kỳ thi tốt nghiệp PTTH, chứ không chỉ dựa vào kết quả một kì thi tuyển sinh. Điều đó tạo sự công bằng cho học sinh, không loại bỏ quyền lợi được tiếp tục học tập của các em, giúp cho các em có cơ hội được thực hiện ước mơ hoài bão của mình, góp phần cống hiến cho quê hương đất nước.

- Sự thuận lợi trong việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo ở trường Đại học Công nghệ Đông Á dựa trên kết quả học tập tốt các môn ở trường phổ thông sẽ giúp các em phấn khởi tự tin phát huy khả năng trong quá trình học tập chuyên sâu tiếp theo ở bậc đại học.

- Phương thức tuyển sinh mới tạo ra sự công bằng, khách quan cho tất cả các thí sinh, hạn chế được sự may rủi trong các kì thi tuyển sinh.

c) Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh.

- Nhà trường sẽ thu hút được đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển vì nó phủ hợp với xu hướng phát triển đại học của thế giới lấy kết quả học tập ở trường phổ thông làm chuẩn đầu vào các trường đại học.

- Hàng năm tỉnh Bắc ninh có hàng chục nghìn học sinh tốt nghiệp THPT, đấy là chưa kể đến các tỉnh ở lân cận, trong đó  rất nhiều em  có nguyên vọng, ước mơ được đào tạo ở bậc đại học để nâng cao trình độ học vấn của mình. Phương thức tuyển sinh của nhà trường sẽ được nhiều em hưởng ứng vì nó đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của đông đảo các em.  

- Nhà trường có một đội ngũ cán bộ, giáo viên giàu tâm huyết, có học hàm học vị với trình độ cao, và một cơ sở vật chất khá đầy đủ để thực hiện phương thức tuyển sinh mới.

- Đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bắc ninh áp dụng phương thức tuyển sinh mới theo phương châm tự chủ, tự chịu trách nhiệm, do đó, không tránh khỏi sự băn khoăn của các bậc phụ huynh và các em học sinh. Bởi thế, nhà trường sẽ phải làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tư vấn cho mọi người hiểu rõ lợi ích của phương thức tuyển sinh mới và sự phù hợp của nó trong xu thế phát triển của giáo dục đại học ở Việt Nam và thế giới.

d) Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực.

- Trong các tiêu chí xét tuyển có tiêu chí lấy kết quả của năm cuối THPT, do đó có thể xảy ra tình trạng thay học bạ đối với những em kém.

- Vì xét tuyển, nên có thể tận dụng quan hệ với người thân trong trường hoặc nhờ cán bộ quản lí lãnh đạo tác động tới lãnh đạo nhà trường.

Để khắc phục những hiện tượng trên, nhà trường sẽ sử dụng các biện pháp:

- Kiểm tra chặt chẽ bản chính học bạ THPT.

- Công khai rộng rãi Qui chế tuyển sinh của nhà trường để mọi người biết cùng tham gia giám sát quá trình tuyển sinh của nhà trường.

- Xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm qui chế tuyển sinh của trường và có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những trường  hợp phát hiện các hiện tượng tiêu cực.

9. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

a) Điều kiện về con người:  Đội ngũ 106 giảng viên cơ hữu và trong số đó các Giáo sư, Phó giáo sư…và nhiều  giảng viên thỉnh giảng

b) Điều kiện về cơ sở vật chất  (xem điều IV)

III. Tổ chức thực hiện

1.  Nội dung công việc cần thực hiện trong quy trình tổ chức tuyển sinh :

+ Chuẩn bị quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Chuẩn bị thu hồ sơ dự tuyển sinh vào trường.

+ Chuẩn bị ra các quyết định về thành lập Hội đồng tuyển sinh, Ban làm đề, Ban chấm thi, Ban xét tuyển hồ sơ, Ban tổ chức thi, Ban phục vụ hậu cần …

Các Ban đều có quyết định thành lập và trong đó nói rõ về chức năng, nhiệm vụ của Ban và từng cá nhân thành viên.

2. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh:

Thành lập Ban thanh tra nhà trường, chịu trách nhiệm thanh tra mọi mặt của tổ chức tuyển sinh.

3.  Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan:

+ Khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc điện thoại thông báo, lập tức nhà trường sẽ mời Ban thanh tra làm việc.

+ Khi cần thiết có thể mời các chuyên gia, cố vấn hợp tác.

+ Phòng Đào tạo có trách nhiệm phục vụ công tác điều tra.

+ Công bố công khai các kết luận điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.  Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định:

+ Thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo trước và sau tuyển sinh như các kỳ thi “3 chung” trước đây.

+ Các thống tin về kỳ thi được đăng tải trên trang web datu@edu.vn của nhà trường và nói rõ trong giấy báo tham dự tuyển sinh của thí sinh.

5. Phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh:

Gửi thông báo tuyển sinh cho Phòng Giáo dục tinh Bắc Ninh và các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

IV. Lộ trình thực hiện

+ Tháng 2/2014 : Nộp đề án lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Từ 20/3/2014: Thông báo đề án đã được Bộ duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Tháng 3 đến tháng 14 tháng 8/2014 : Xét tuyển hồ sơ

+ Ngày 15 tháng 8: thông báo kết quả tuyển sinh và danh sách thí sinh trúng tuyển

+ Từ 15 tháng 8 đến 30 tháng 8 Phúc khảo đồng thời.gửi giấy triệu tập cho các thí sinh

 + Tháng 9: Thông báo chính thức danh sách thí sinh trúng tuyển lên các phương tiện thông tin đại chúng và thời khóa biểu học kỳ 1

 + Tháng 2 năm 2015 tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh lần thứ 2.

V.  Cam kết của nhà trường

            Trường Đại học Công nghệ Đông Á xin đảm bảo có đầy đủ năng lực tự chủ tuyển sinh riêng và cam kết thực hiện đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, minh bạch, công khai và công bằng trong việc tổ chức tuyển sinh riêng của nhà trường.

Phần II: NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

I.  Ngành nghề đào tạo

Khối ngành Kinh tế:

1/ Ngành Quản trị Kinh doanh.

2/ Ngành Tài chính Ngân hàng.

3/ Ngành Kế toán.

Khối ngành Kỹ thuật:

1/ Ngành Công nghệ Thông tin.

2/ Ngành Kỹ thuật Xây dựng.

3/ Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử.

II. Cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường

                       CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

III. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của nhà trường

Thông tin Các bộ phận

Họ và tên

Năm sinh

Học vị, chức danh, chức vụ

1. Ban Giám hiệu

Hiệu trưởng

Nguyễn Văn Hữu

1941

GS.TS

Phó Hiệu trưởng,Chủ tịch Hội đồng quản trị

Nguyễn Ngọc Chu

1954

TS

2. Các tổ chức Đảng, Đoàn TN, Công đoàn, hội SV

- Bí thư Đảng Ủy

Nguyễn Bao

1934

CN

- Chủ tịch Công Đoàn

Mai thị Ngọc Luyến

1950

CN

- Bí thư Đoàn TNCSHCM

Dương văn Đáng

1985

Ths

3. Các phòng/ban chức năng

- Văn phòng

Phạm Thúy Hằng

1947

DSCKII, Trưởng phòng

- Phòng Đào tạo

Nguyễn Hữu Bảo

1950

PGS, TS, Trưởng phòng

- Phòng Tài vụ

Trần Hữu Nho

1947

CN Trưởng phòng

4. Các trung tâm/viện trực thuộc

- Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

Hà thị Thanh

1963

Ths, Giám đốc Trung tâm

5. Các Khoa

Khoa Các khoa học cơ bản

Nguyễn Văn Hữu

1941

GS.TS, Trưởng Khoa

Khoa Kinh tế

Đinh Trọng Thịnh

1957

PGS.TS, Trưởng Khoa

Khoa Điện – Điện tử

Lê Hồng Nam

1954

TS, Trưởng Khoa

Khoa Công nghệ Thông tin

Ngô Khánh Vân

1947

TS, Trưởng Khoa

Khoa Kỹ thuật xây dựng

Hồ Ngọc Hùng

1953

PGS,TS,Trưởng Khoa

Tổng số cán bộ của nhà trường (tính đến thời điểm đánh giá):  106 giảng viên

- Nam:   72

- Nữ: 34

IV. Loại hình đào tạo và lực lượng cán bộ

1. Các loại hình đào tạo của nhà trường:

Chính quy: Cao đẳng, Hoàn chỉnh kiến thức, Đại học và Sau đại học.                

 Liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng: Hoàn chỉnh kiến thức Cao đẳng.

Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: Hoàn chỉnh kiến thức Đại học.

 Liên thông từ Trung cấp lên Đại học: Hoàn chỉnh kiến thức Đại học.

 Vừa làm vừa học: Học ngoài giờ hành chính.           

 Tổng số các khoa đào tạo: 5

Tổng số chuyên ngành đào tạo: 6

2. Cán bộ giảng dạy (chỉ tính những người trực tiếp giảng dạy trong 5 năm gần đây nhất):

Tổng số cán bộ giảng dạy: 106

- Nam:  72     - Nữ: 34

            - Thỉnh giảng :98

Tuổi trung bình của cán bộ giảng dạy (biên chế và hợp đồng): 48 (năm 2013)

Tỷ lệ CBGD có học vị và chức danh (biên chế và hợp đồng)

- Giáo sư/Phó Giáo sư: 24

- Tiến sĩ: 34

-  Thạc sĩ: 48

Trình độ khác: 0

 Tỉ lệ sinh viên hệ chính quy trên 1 giáo viên cơ hữu:

-  Tỷ lệ sinh viên chính quy/ giảng viên: 299/106 .

-   Tỷ lệ sinh viên chính quy + Liên thông/giảng viên: 2900/106 = 28 SV/1GV.

V.Cơ sở vật chất và trang thiết bị

1.Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2):78.377 m2

2.Diện tích sử dụng cho (tính bằng m2)

-  Nơi làm việc: 360 m2   Nơi học:  2.730 m2 Sân bóng đá:  500 m2

3.Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường: 3000

4. Tổng số máy tính của trường: 80

-  Dùng cho văn phòng: 12        

-   Dùng cho sinh viên học tập: 68

5. Phòng thí nghiệm Điện - Điện tử và Kỹ thuật xây dựng

           -   Các máy, thiết bị đo lường của Vật lý.

            -  Thiết bị đo điện tử.

            -  Các thiết bị đo lường phục vụ kỹ thuật xây dựng

Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng và các văn bản hướng dẫn

QUY CHẾ

Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy, bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị và công tác tổ chức phỏng vấn,  xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.

2. Quy chế này áp dụng từ năm học 2014-2015.

Điều 2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh

1. Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo "Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo" ban hành kèm theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2. Trường Đại học Công nghệ Đông Á có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra, giám sát các khâu công tác tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Điều 3. Điều kiện dự xét tuyển

Thực hiện theo Qui chế tuyến sinh của Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành.

 Điều 4. Diện trúng tuyển

Những thí sinh có đầy đủ hồ sơ, có kết quả đạt điểm trúng tuyển do nhà trường quy định cho từng đối tượng.

Điều 5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

  Thực hiện theo qui chế của Bộ và qui đổi sang thang điểm của trường

Điều 6. Thủ tục và hồ sơ đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo kết quả

Thí sinh gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Công nghệ Đông Á . Hồ sơ ĐKDT gồm có:

- Hồ sơ sinh viên (theo mẫu chung của Bộ GD-ĐT)

- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc BTVH, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp THPT hoặc BTVH năm 2014;

- Bản sao công chứng học bạ trung học phổ thông (mang theo bản chính để đối chiếu);

- Bản sao giấy khai sinh;

- Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) (mang theo bản chính để đối chiếu);

- 02 bản sao giấy chứng minh nhân dân (có bản chính để đối chiếu);

- 04 ảnh 3x4 (chụp trong vòng 6 tháng trở lại đây) có ghi tên, địa chỉ, ngày sinh sau ảnh;

Sau khi trúng tuyển phải bổ sung thêm 2 loại giấy tờ sau :

- Giấy chuyển sinh hoạt  Đảng, Đoàn;

- Giấy chuyển nghĩa vụ quân sự (đối với thí sinh nam).

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH 

Điều 7. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.

 1. Thành phần của HĐTS trường gồm có:

 a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền;

 b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;

 c) Uỷ viên thường trực: Trưởng phòng Đào tạo

 d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.

Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường trong năm đó không được tham gia HĐTS trường.

 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường

HĐTS trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: xây dựng nội dung xác định tính cách của học sinh và sự phù hợp với ngành nghề nhất định; xây dựng nội dung phỏng vấn nhằm đánh giá kiến thức tổng hợp, năng lực thực tiễn tư duy sáng tạo, thái độ, kỹ năng, hành vi, năng khiếu, sở thích,.... Qua đó phát hiện những tố chất, khả năng đặc biệt của thí sinh; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc xét tuyển; thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT đúng thời hạn, đúng cấu trúc do Bộ GD&ĐT quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố có trường).

 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó Chủ tịch HĐTS trường:

a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế Tuyển sinh Trường;

 b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh;

c) Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố có trường) về công tác tuyển sinh của trường;

d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Ban Thư ký, Ban sơ tuyển, Ban phỏng vấn, Ban phúc khảo. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng trường, Chủ tịch HĐTS trường có thể thành lập Ban Cơ sở vật chất hoặc chỉ định một nhóm cán bộ để phụ trách công tác cơ sở vật chất cho kỳ thi tuyển sinh của trường. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;

e) Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS  uỷ quyền.        

Điều 8. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường

 1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:

a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;

b) Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Đào tạo, các phòng (ban) hữu quan, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường

a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó;

b) Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan tới kết quả xét duyệt hồ sơ;

c) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Thư ký HĐTS trường:

 a) Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong trường có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường năm đó để trình Chủ tịch HĐTS trường xem xét ra quyết định cử vào Ban Thư ký;

 b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.

Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét tuyển Hồ sơ

 1. Thành phần Hội đồng xét tuyển gồm có:

 a) Chủ tịch Hội đồng  do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;

 b) Uỷ viên thường trực do Trưởng ban Thư ký HĐTS trường kiêm nhiệm;

 c) Các Uỷ viên bao gồm một số Trưởng phòng ( Văn phòng , phòng Đào tạo, Ban Ký túc xá), một số Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an (nơi cần thiết có thể thêm một số kiểm soát viên quân sự);

 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban sơ tuyển

 Điều hành toàn bộ công tác xét tuyển Hồ sơ , kết luận điểm xét tuyển

 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển:

a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác giám sát tiếp nhận hồ sơ, quyết định danh sách thành viên Hội đồng xét tuyển, danh sách cán bộ phục vụ đợt xét tuyển;

b) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình xét tuyển.

c) Cử cán bộ phụ trách nhận kết quả và kiểm tra lại kết quả xét tuyển

 4. Cán bộ giám sát quá trình xét tuyển và các thành viên khác của Hội đồng xét tuyển:

a) Phải là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm, vô tư, trung thực, không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển;

b) Nếu thiếu cán bộ giám sát, Hội đồng tuyển được phép sử dụng sinh viên các năm cuối đang học tại trường mình hoặc mời giảng viên của các trường khác, giáo viên các trường trung học, cán bộ đang công tác tại các cơ quan chủ quản cấp trên của trường làm cán bộ giám sát nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường hoặc cơ quan quản lý cán bộ, giáo viên.

Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo

 1. Thành phần của Ban Phúc khảo bao gồm:

 a) Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm nhiệm.Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban Xét tuyển không đồng thời làm Trưởng ban Phúc khảo;

b) Các uỷ viên: Một số cán bộ giảng dạy chủ chốt của các bộ môn. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật;

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo

 Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại Quy chế tuyển sinh, Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:

 a) Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm tổng điểm xét tuyển của người này sang người khác;

b) Trình Chủ tịch HĐTS trường quyết định điểm đạt được của thí sinh sau khi đã chấm phúc khảo.

Chương III

XÉT TUYỂN VÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN     

Điều 12. Quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển

Xây dựng điểm trúng tuyển: Trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, căn cứ vào thống kê điểm đạt được của tất cả thí sinh, căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên; Ban Thư ký trình HĐTS trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển, để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Điều 13. Công bố điểm trúng tuyển, xử lý trường hợp thất lạc bài thi, chứng nhận kết quả thi cho thí sinh

            1. Căn cứ biên bản điểm trúng tuyển do Ban Thư ký HĐTS trường dự kiến, HĐTS quyết định điểm trúng tuyển sao cho số thí sinh trúng tuyển đến trường nhập học không vượt chỉ tiêu được giao.

2. Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm ở tiêu chí nào do lỗi của HĐTS làm thất lạc bài thi thì Chủ tịch HĐTS trường có trách nhiệm thông báo cho thí sinh biết và quyết định tổ chức xét tuyển hoàn thiện tiêu chí còn thiếu. Thí sinh không dự xét tuyển tiêu chí bổ sung thì không được xét tuyển.

 3. Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm một tiêu chí nào đó do lỗi của HĐTS trường nhưng tổng số điểm các tiêu chí còn lại bằng hoặc cao hơn điểm xét tuyển vào trường đã dự thi thì Chủ tịch HĐTS trường gọi thí sinh vào học theo ngành đã đăng ký mà không cần tổ chức xét tuyển bổ sung tiêu chí thiếu.  

 Điều 14. Triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường

1. Chủ tịch HĐTS trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ  kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.

2. Trong thời gian nhập học, thí sinh phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện do trường tổ chức hoặc do Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp.

3. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp những giấy tờ sau đây:

a) Học bạ;

b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra;

c) Giấy khai sinh;

d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của bố mẹ thí sinh...

Các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản này, các trường đều thu bản photocopy có công chức;

e) Giấy triệu tập trúng tuyển;

f) Hồ sơ trúng tuyển.

4. Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.

5. Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD&ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ  lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.

Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ GD&ĐT sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh.

Điều 15. Kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển

1. Sau kỳ thi tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho Bộ phận thanh tra tuyển sinh tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình về tính hợp pháp của tất cả các các tiêu chí theo quy định xét tuyển. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.

2. Khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử cán bộ đối chiếu kiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào các giấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.

Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế.

3. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ

 Điều 16. Chế độ báo cáo                                                                                

Tháng 10/2014, trường gửi thông báo kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ cho các Sở GD&ĐT, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT tình hình và kết quả tuyển sinh năm đó, dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm sau.

Điều 17.  Chế độ lưu trữ

Tất cả hồ sơ của thí sinh trúng tuyển, các tài liệu liên quan đến kỳ tuyển sinh, trường phải bảo quản và lưu trữ trong suốt khoá đào tạo theo quy định của Pháp lệnh lưu trữ. Hết khoá đào tạo, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng xét huỷ. Hồ sơ của thí sinh không trúng tuyển lưu trữ một năm kể từ ngày thi.

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18.  Khen thưởng

            1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS trường khen thưởng hoặc đề nghị Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, thành phố khen thưởng theo quy định.

 2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.

Điều 19. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế

Thực hiện theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Điều 20. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chế

Thực hiện theo Qui chế của Bộ giáo dục đào tạo quy định.

Hiệu trưởng

GS.TS.Nguyễn văn Hữu

Download toàn văn đề án tại đây >>>

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ