Bởi vậy, mục tiêu trước mắt của ẩm thực Việt là tìm ra phương thức tiếp cận du khách, cũng như vươn ra thị trường quốc tế.
Điểm đến của những người đam mê ẩm thực
Ngành du lịch Việt Nam vừa ghi dấu thêm một cột mốc mới: Sau nhiều năm lên dự án, chuẩn bị, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã cho ra đời Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam (tại số 18 Trương Định, quận 3, TP HCM). Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam mang trọng trách xây dựng một bảo tàng văn hóa ẩm thực Việt cho chính người Việt và du khách quốc tế đến thăm TP HCM.
Như vậy, từ tháng 10-2017, du lịch TP HCM sẽ có thêm địa chỉ tham quan mới: du khách quốc tế sẽ được tham gia một tour du lịch ẩm thực đặc biệt. Tại đây, sau khi tham quan, nghe các chuyên gia giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt, du khách sẽ được tham gia các lớp học nấu ăn những món ưa thích; cùng nhau thưởng thức, trải nghiệm các món ăn Việt đặc trưng, theo đúng phong cách Việt.
Tung tâm đang triển khai các chuyên đề nghiên cứu như: Ẩm thực Việt qua các thời kỳ; Ứng dụng nghiên cứu gia vị tự nhiên trong chế biến món ăn; Phát triển món ăn Việt Nam theo khuynh hướng hội nhập quốc tế; Món chay Nam bộ… Trung tâm còn ấp ủ dự án nâng cao giá trị gia tăng cho mứt, dừa và kẹo chuối ở Bến Tre, củ gừng ở Đồng Nai…
Bắt tay với du lịch
Vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu và là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ. |
Hiện nay hình thái du lịch ẩm thực đang rất phổ biến tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là kiểu kết hợp giữa những tour du lịch với những lễ hội ẩm thực, khu nhà hàng liên hợp hay những chương trình giới thiệu món ăn đặc sản của các tổ chức du lịch tới cho du khách. Hình thức này đang nhận được nhiều sự yêu thích của du khách.
Tại Việt Nam trong một vài năm gần đây, du lịch ẩm thực cũng là cái tên được quan tâm và nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên hình thức du lịch này vẫn còn đang trong giai đoạn manh nha bởi nó vẫn chưa thực sự tạo được dấu ấn rõ nét. Nói cách khác, tuy nó đã có tại những nước khác nhưng ở nước ta vẫn chưa có sự trú trọng và đầu tư đúng mức cho phong cách du lịch mới này.
Với ưu thế về địa lý và khí hậu, nước ta không chỉ có rất nhiều danh lam thắng cảnh mà còn độc đáo với vô vàn phong cách ẩm thực mang phong vị từng vùng miền, vì thế nếu tận dụng khai thác triệt để du lịch kết hợp ẩm thực sẽ tạo ra được những tiềm năng lớn.
Mặc dù ý thức được tầm quan trọng của ẩm thực trong hoạt động quảng bá thu hút khách, nhưng trên thực tế chưa hẳn tất cả các quốc gia đã quan tâm khai thác yếu tố tiềm năng này trong các chương trình xúc tiến điểm đến của mình, hoặc thậm chí có những quốc gia đã và đang triển khai, nhưng cũng chưa mang lại hiệu quả thực sự.
Vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu và là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ. Những nhà hàng và cơ sở dịch vụ này phải cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ và được cơ quan quản lý chất lượng cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Cùng với việc nghiên cứu, lựa chọn một cách công phu các món ẩm thực mang tính đại diện cao, công tác làm tài liệu, ấn phẩm quảng bá về ẩm thực cũng cần được quan tâm đầu tư đáng kể. Hình ảnh và nội dung các món ăn đưa vào ấn phẩm luôn đảm bảo chất lượng cao, không chỉ là những hình ảnh đơn lẻ, tẻ nhạt, mà luôn toát lên vẻ sống động và hấp dẫn, gắn với không gian phù hợp, sang trọng, ấm cúng, lãng mạn…; đồng thời phải có sự tương tác giữa khách hàng với nhân viên phục vụ cũng như đầu bếp thân thiện, cởi mở.
Có thể khẳng định, Việt Nam có đầy đủ các điều kiện và khả năng để phát triển thương hiệu du lịch quốc gia thông qua ẩm thực. Tinh hoa ẩm thực Việt Nam, bên cạnh bản sắc văn hóa độc đáo, còn chứa đựng tính nghệ thuật cao, thể hiện sự khéo léo, tinh tế, nhân văn trong phong cách chế biến, thưởng thức các món ăn của người dân Việt Nam.
Xuất phát từ những điểm đặc thù về địa lý, dân tộc học, tiến trình diễn biến của lịch sử, nền ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú, tập hợp của nhiều đồ ăn, thức uống trải theo chiều dài đất nước, 3 miền Bắc – Trung - Nam. Đây thực sự là di sản du lịch văn hóa phi vật thể mang tính bền vững, là thế mạnh của du lịch Việt Nam, cần phải được gìn giữ, phát huy, lấy đó làm cơ sở để định vị thương hiệu, quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
Nhưng để khai thác được tiềm năng trên, ẩm thực Việt rất cần có sự phối hợp hành động của những người đóng vai trò đầu tầu.