Đại biểu cho biết, vừa qua bà và đại biểu Lưu Bình Nhưỡng kêu gọi được nguồn đầu tư xây dựng cho một điểm lớp học ở mầm non thuộc xã Mường Pồn.
Xã này chỉ cách đường 4km nhưng phương thức để đến được điểm trường chủ yếu là đi bộ. Nếu không có mưa và không có giọt sương nào thì mới có thể đi xe máy. Và khi lên đến nơi, rồi xuống đến đường mới biết rằng mình còn sống.
Đại biểu Trần Thị Dung – đoàn Điện Biên. Ảnh: Quochoi.vn |
Như vậy, mà hàng ngày các thầy, cô giáo vẫn phải đón đưa các em học sinh lớp 1, lớp 2 xuống xã với đoạn đường đó để đi học. Qua đó để thấy một điều rằng, đối với giáo viên miền núi, cụ thể là ở trường tiểu học này, họ không những phải dạy chữ, dạy người mà còn phải đảm bảo an toàn tính mạng cho các cháu học sinh, trong khi đó điểm trường đó chủ yếu là các giáo viên nữ.
Theo đó đại biểu Trần Thị Dung đồng tình rất cao với ý kiến kiến nghị đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là, trong quyết định phân bổ ngân sách trung ương, cần quan tâm, bố trí đầy đủ kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số miền núi.
Đồng thời tích hợp các nội dung chính sách thu gọn đầu mối quản lý, quy định về cơ chế, nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách. Hằng năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần cân đối, bố trí nguồn lực thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ vùng dân tộc miền núi.