ĐBQH đề xuất ngày nghỉ thêm trong năm là Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường (5/9)

GD&TĐ - Phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 23/10, đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) đề xuất, ngày nghỉ thêm trong năm là Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường (5/9).
Đại biểu Trần Văn Tiến
Đại biểu Trần Văn Tiến

Theo đại biểu Trần Văn Tiến, số lượng ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Đại biểu đề xuất, nếu có thể được nên nghỉ thêm 2 ngày nữa trong năm so với hiện nay. Ngày thứ nhất là Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường (5/9). Ngày thứ hai là ngày 28/6 (Ngày gia đình việt nam).

Đại biểu Trần Văn Tiến phân tích, ngày 5/9 rất có ý nghĩa đối với các em học sinh. Trong ngày khai giảng năm học mới nhiều em không được bố mẹ đưa đến trường vì phải đi làm. “Vì vậy, nếu phải lựa chọn một trong 2 phương án trên thì tôi lựa chọn ngày 5/9 là ngày nghỉ thêm trong năm” - Đại biểu Trần Văn Tiến nhấn mạnh.

Liên quan đến giờ làm việc của người lao động, đại biểu Trần Văn Tiến nêu ý kiến: dự thảo quy định giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày, không quá 48 giờ/tuần.

Nghiên cứu báo cáo tác động giờ làm của Bộ lao động cho thấy, từ 48 giờ/tuần giảm xuống 44 giờ/tuần là vấn đề được sự quan tâm của xã hội. Giảm giờ làm là vấn đề hệ trọng đối với doanh nghiệp và người lao động trên cả nước.

Việc quy định giờ làm việc bình thường có tác động và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Qua sự phân tích trên cho thấy, giải pháp giảm giờ làm việc bình thường chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay, nhất là khi năng suất lao động của chúng ta chưa cao so với nhiều nước trong khu vực.

“Tôi nhất trí phương án giữ nguyên như quy định hiện hành là làm việc không quá 48 giờ/tuần. Khuyến khích các doanh nghiệp giảm giờ làm hàng tuần, quy định như Bộ luật Lao động là phù hợp và chặt chẽ” - Đại biểu Trần Văn Tiến nói.

Góp ý về quy định mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa (Điều 107 dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi), đại biểu Trần Văn Tiến nhất trí với đề xuất phương án 2 trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7. Phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng và nâng thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 đến 400 giờ/năm.

Qua đó đã phần nào đáp ứng nhu cầu làm thêm giờ của người lao động. Đồng thời giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động và không bị gò bó bởi thời gian làm việc thêm giờ trong tháng. Mặt khác thuận lợi cho các doanh nghiệp có tính thời vụ.

“Tuy nhiên Chính phủ cần chuẩn bị thêm để các ngành nghề được mở rộng khung làm thêm giờ từ 300 đến 400 giờ và quy định việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ” - đại biểu Trần Văn Tiến góp ý.

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.