Đẩy mạnh triển khai xây dựng chương trình, SGK mới đảm bảo chất lượng

GD&TĐ - Ngành Giáo dục thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các hoạt động giáo dục gắn với nâng cao hiệu quả phân luồng, hướng nghiệp ở giáo dục phổ thông.

Đẩy mạnh triển khai xây dựng chương trình, SGK mới đảm bảo chất lượng

Đây là một nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Cụ thể, đẩy mạnh việc triển khai xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới đảm bảo chất lượng, ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học gắn với phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và tự học; tăng cường hoạt động xã hội, trải nghiệm và nghiên cứu khoa học; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Tiếp tục đổi mới thi, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; kết hợp đánh giá người học ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Đổi mới thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học khách quan, công bằng, tác động tích cực đến hoạt động dạy và học.

Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, gắn kết với chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học. Trong đó chú trọng phát triển kỹ năng nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận các kiến thức về nghề nghiệp một cách đầy đủ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tăng cường giao quyền chủ động cho các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo hướng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục và trách nhiệm giải trình của địa phương, cơ sở giáo dục.

Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho công tác hướng nghiệp, phân luồng

Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở trung học cơ sở, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu quả ở trung học phổ thông; thí điểm triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương.

Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho công tác hướng nghiệp, phân luồng; tăng cường tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phô thông.

Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông cho học sinh; huy động các cấp, các ngành, cơ quan và lực lượng xã hội tham gia công tác hướng nghiệp, phân luông.

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, nâng cao thể chất, tầm vóc cho học sinh, sinh viên; giảm thiểu tai nạn, thương tích

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW và Chỉ thị số 27/CT-TTg; triển khai hiệu quả Quyết định số 1501/QĐ-TTg về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đông giai đoạn 2015-2020.

Triển khai chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2020 với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, các phong trào thi đua yêu nước, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội, gia đình tăng cường phối hợp, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; rà soát, ban hành tiêu chí đánh giá giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống đối với học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Phối họp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường giáo dục thể chất và thể thao trường học, góp phần nâng cao thể lực và tầm vóc người Vỉệt Nam. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1340/QĐ-TTg về chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học đến năm 2020.

Triển khai có hiệu quả Quyết định số 234/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và Chỉ thị số 17/CT-TTg tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...