Sự tương tác với món đồ chơi là một quy trình của nhận thức phức tạp, bao gồm: làm quen - thử thao tác/chơi nhưng thất bại - thành công - hoàn thiện thao tác thành công - phát triển kỹ năng - giao tiếp với bạn/trẻ khác về kỹ năng này - thuần phục và làm chủ.
Nếu trẻ dễ dàng có một món đồ chơi mới, quy trình này luôn không hoàn thiện và đến đích. Do đó, trẻ sẽ không học được, bắt đầu có cảm giác chán nhanh hơn vì chỉ mới ở bước một của quy trình trên.
Ngày nay, nhiều cha mẹ lạm dụng việc tặng đồ chơi cho trẻ. Ảnh: Matjarkom. |
Vấn đề cha mẹ chúng ta cần quan tâm không phải số lượng 1 hay 2, mà là chất lượng sự tương tác và mục đích của việc tặng đồ chơi cho trẻ. Nếu đúng mục đích, dù một món đồ chơi, trẻ vẫn tốt hơn.
Đừng vung tiền cho những món đồ chơi
Trẻ dưới 5 tuổi có 4-12 món đồ chơi có tương tác phát triển tốt. Ảnh: Sina. |
Trẻ dưới 5 tuổi có 4-12 món đồ chơi tương tác phát triển tốt. Bé có nhiều hơn 16 món, không tìm thấy lợi ích cho tương tác. Hơn nữa, việc giới thiệu hoặc cho các món đồ chơi nên tránh đi cùng với điều kiện mang tính trách nhiệm của trẻ.
Ví dụ, bạn không nên tặng đồ chơi vì ăn ngoan, học đạt điểm cao, biết vâng lời, không đánh em. Gắn liền giữa trách nhiệm và "thưởng" dễ làm trẻ hiểu lầm món đồ như một điều kiện để làm điều gì đó, vốn thuộc trách nhiệm cần làm.
Bạn nên tặng đồ chơi cho trẻ trong dịp lễ hoặc sinh nhật. Khi tặng, bạn hãy cho trẻ một thông điệp rõ ràng. Ví dụ, ông già Noel sẽ tặng những món quà cho những bé ngoan và dễ thương, con có như vậy không? Con hãy viết lý do thích món quà này.
Bạn hãy dạy bé viết bắt đầu với câu: "Thưa ông già Noel, con thích món quà này vì...".