Trẻ nghịch ngợm, trẻ hiếu động, trẻ quậy phá có thể bỏ qua nhưng trong 3 tình huống dưới đây, đừng ngần ngại xử lý kỷ luật bé ngay lập tức.
Khi con không có sự tôn trọng với người lớn tuổi
Ông bà ở quê lên thăm cháu, ông bà hồ hởi, vui mừng chào cháu nhưng sự nhiệt tình của đứa cháu lại chỉ ở mức hờ hững, thậm chí bực bội vì ông bà làm xáo trộn cuộc sống. Có những đứa trẻ khác lại cậy cha mẹ có tiền, có quyền nên coi thường, ăn nói xấc láo, quát mắng với người lớn tuổi.
Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ hình thành thói quen không tôn trọng bất cứ ai. Ngay cả việc vô lễ với người lớn tuổi mà còn được cha mẹ bỏ qua, con sẽ nghĩ bất cứ việc gì mình làm cũng sẽ được khoan dung. Tại thời điểm này, nếu dạy con bằng cách thủ thỉ tâm tình không hiệu quả, cha mẹ đừng ngại ngần kỷ luật con mạnh mẽ.
Khi con nói dối và tiếp tục quanh co
Rất nhiều đứa trẻ chọn cách che giấu sự thật bằng những lời dối trá để tránh những rắc rối không cần thiết. Nhưng khi bị cha mẹ phát hiện, nếu con không chịu nhận lỗi mà tiếp tục cãi bướng, quanh co, khẳng định mình không nói dối…thì mẹ cần có cách xử lý thật triệt để.
Đầu tiên, hãy tự hỏi tại sao trẻ em nói dối. Nếu chỉ vì trẻ sợ phải chịu trách nhiệm, cha mẹ nên suy nghĩ lại về cách giáo dục con, cách mắng, cách phạt con khi trẻ gây ra lỗi.
Sau đó hãy dạy con thật nghiêm túc về kỉ luật và trách nhiệm với mọi việc, nhấn mạnh vào sự tự hào của đức tính trung thực để con tự giác thành thật và đồng thời tự thay đổi. Đừng bỏ qua chuyện con nói dối quá đơn giản, trẻ sẽ tiếp tục nói dối những lần sau
Khi con đánh người khác
Dễ tức giận là bản chất của mọi đứa trẻ, có rất đứa trẻ có khả năng bình tĩnh. Tuy nhiên, trẻ tức giận có thể biểu hiện nhiều cách, nhưng nếu biểu hiện bằng thói quen đánh bạn bè, đánh ông bà bố mẹ, đánh em… khi ấy, mọi chuyện không còn đơn giản.
Thói quen đánh người sẽ tạo nên khuynh hướng bạo lực cho trẻ sau này. Và nếu những lời rao giảng nhẹ nhàng vô dụng, mẹ nên nghĩ đến việc kỷ luật con thật nghiêm khắc, có thể là phạt nhốt trong phòng. Hãy cố gắng làm sao để con bình tĩnh lại. Khi tâm trạng được nới lỏng, trẻ sẽ có thời gian nhận ra sai lầm, hiểu được việc sử dụng bạo lực sẽ gây tổn thương thế nào cho đối phương.