Vai được tạo thành từ ba xương: xương cánh tay trên, xương bả vai và xương đòn.
Đầu của xương cánh tay trên khớp với một ổ tròn ở xương bả vai - thuật ngữ y học gọi là ổ chảo xương bả vai. Sự kết hợp của các cơ và gân giữ cho xương cánh tay tập trung vào ổ vai. Những mô này được gọi là vòng bít xoay. Vòng bít xoay giúp vai có phạm vi chuyển động lớn, giúp cánh tay đưa lên, hạ xuống, xoay trái phải…
Vòng bít xoay được tạo thành từ bốn đường gân. Gân là các mô kết nối cơ với xương. Nếu vòng bít xoay bị viêm, sưng tấy sẽ gây đau vai, khó nhấc tay lên…
Ngoài ra, bất kỳ vấn đề nào xảy ra với các xương, khớp, gân ở vùng vai đều có thể gây ra cơn đau vai.
Các vấn đề xảy ra ở xương, khớp, gân vùng vai đều có thể gây ra cơn đau vai.
Đau vai không nhấc tay lên được là dấu hiệu của bệnh gì?Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau ở vai, như:
- Viêm gân
- Viêm bao hoạt dịch
- Sụn bị rách
- Vòng bít bị rách
- Viêm khớp
- Gai xương
- Dây thần kinh bị chèn ép ở cổ hoặc vai
- Gãy xương vai hoặc cánh tay
- Trật khớp vai
- Chấn thương
Tuy vậy, hầu hết các vấn đề về vai thuộc 4 loại chính sau đây:
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng nằm ở các khớp khắp cơ thể, bao gồm cả vai. Chúng có chức năng như đệm giữa xương và các mô mềm, đồng thời giúp giảm ma sát giữa cơ và xương.
Đôi khi, việc sử dụng vai quá nhiều dẫn đến viêm và sưng bao hoạt dịch giữa vòng bít xoay và một phần của xương bả vai, được gọi là mỏm cùng vai. Hậu quả là viêm bao hoạt dịch dưới da. Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra cùng với viêm gân bánh chè quay. Nhiều mô ở vai có thể bị viêm và đau.
Viêm bao hoạt dịch gây đau và khó thực hiện các hoạt động hàng ngày, như chải đầu, mặc quần áo...
Viêm gân, rách gân
Gân là một sợi dây kết nối cơ với xương. Viêm gân thường là do chấn thương khi làm việc, chơi thể thao hoặc mắc các bệnh thoái hóa như viêm khớp, thoái hóa khớp do tuổi tác, dẫn đến viêm gân mạn tính.
Các loại gân thường chịu tác động nhiều nhất ở vai là bốn gân bánh chè quay và một trong các gân ở bắp tay. Vòng bít xoay được tạo thành từ bốn cơ nhỏ và gân của chúng bao phủ đầu của xương cánh tay trên và giữ nó trong ổ vai. Vòng bít xoay giúp vai chuyển động trong phạm vi cho phép.
Rách gân có thể do chấn thương hoặc những thay đổi thoái hóa của gân do tuổi cao, sử dụng quá sức trong thời gian dài. Gân có thể rách 1 phần hoặc có thể rách hoàn toàn, không gắn vào xương.
Trật khớp vai
Trật khớp vai xảy ra khi đầu của xương cánh tay trên bị ép ra khỏi ổ vai do chấn thương đột ngột hoặc do sử dụng quá mức.
Dây chằng, gân và cơ xung quanh vai bị lỏng hoặc bị rách, tình trạng trật khớp có thể xảy ra nhiều lần. Các đợt trật khớp tái phát nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp vai.
Mô phỏng hình ảnh khớp vai bình thường và khớp vai bị viêm, rách.
Viêm khớp
Có nhiều loại viêm khớp dẫn đến đau vai, phổ biến nhất là thoái hóa khớp.
Viêm xương khớp phát triển âm thầm và chậm. Cơn đau sẽ ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian. Thông thường, khi các triệu chứng sưng, đau và cứng khớp đã rõ ràng rồi, người bệnh mới đi khám và biết mình bị viêm khớp vai.
Các loại viêm khớp khác có liên quan đến rách vòng bít xoay, nhiễm trùng hoặc viêm khớp phản ứng.
Đau khớp vai và cách điều trị hiệu quả
Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của cơn đau vai.
Một số biện pháp bao gồm vật lý trị liệu, đeo đai cố định vai, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Một số loại thuốc thường được kê đơn như: thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc corticosteroid. Corticosteroid là loại thuốc chống viêm mạnh có thể được dùng bằng đường uống hoặc bác sĩ có thể tiêm vào vai của người bệnh.
Thông thường, khi bị đau xương vai, mọi người thường cố gắng tránh cử động tay và vai để giảm bớt cơn đau. Nhưng điều này có thể gây cứng các phần mô mềm của khớp, dẫn đến hạn chế cử động, gây đau nhiều hơn. Bởi vậy, các chuyên gia vẫn khuyên cử động nhẹ nhàng, tập các bài tập vật lý trị liệu để giảm đau và không bị cứng khớp.
Trong trường hợp các cơn đau không quá nghiêm trọng, không phải do nguyên nhân cấp tính (như chấn thương, trật khớp…) mà do các bệnh mạn tính như viêm xương khớp thì ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh.
Đeo đai cố định vai kết hợp với việc uống thuốc sẽ giúp giảm đau vai.
Các biện pháp điều trị tại nhà cho người bị đau vai
Chườm vai
Chườm vai trong 15-20 phút, thực hiện 3-4 lần một ngày trong vài ngày có thể giúp giảm đau. Hãy dùng túi chườm lạnh hoặc bọc đá viên trong khăn rồi chườm lên vùng vai.
Dùng thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn
Nếu cơn đau gây nhức nhối, khó chịu, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn. Khi uống, lưu ý dùng đúng liều lượng ghi trên bao bì.
Băng ép vai
Có thể dùng băng đàn hồi để băng ép vai sẽ giúp giảm sưng đau. Tuy vậy, không nên băng ép thời gian dài, bởi sẽ gây co cứng cơ vai. Khi cơn đau đã thuyên giảm thì nên tháo băng ép và cử động vai nhẹ nhàng.
Dùng thuốc Xương Khớp Đông y
Dùng bài thuốc chữa xương khớp Đông y là giải pháp được nhiều bệnh nhân viêm xương khớp lựa chọn, do không gây tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc như thuốc Tây, phù hợp với các bệnh mạn tính như viêm xương khớp.
Từ bài thuốc chữa bệnh xương khớp bí truyền, các chuyên gia đã dày công nghiên cứu và sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xương Khớp Đông y này không chỉ giảm các triệu chứng mà còn tác động nhằm bổ can thận, thông kinh lạc, tăng cường khí huyết, nhờ vậy sẽ giúp bài trừ bệnh phong thấp, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Người bị đau vai do thoái hóa khớp, cứng cơ xương khớp có thể tham khảo dùng thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh.
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT
Bạn bị:
Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp?
Thoái hóa khớp?
Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống cổ?
Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống lưng?
Đã có Xương Khớp Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.