Dầu khí giá rẻ từ Nga có giúp kinh tế Trung Quốc soán ngôi Mỹ?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong tháng 8/2023, Trung Quốc đã nhập khẩu khối lượng than và dầu thô rất lớn từ Nga với giá ưu đãi.

Dầu khí giá rẻ từ Nga có giúp kinh tế Trung Quốc soán ngôi Mỹ?

Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận xét, sự gia tăng nhập khẩu các mặt hàng quan trọng gần đây có thể che đi các yếu tố tạm thời, chứ không phải báo hiệu sự phục hồi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong nửa cuối năm nay.

Các nhà phân tích đang theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong việc tìm kiếm thông tin về nhu cầu dầu mỏ và các loại hàng hóa khác.

Nhưng một thực tế đáng báo động đó là dù cho nhận được tài nguyên với giá thấp nhất, kinh tế Trung Quốc vẫn đang nguy cơ hướng tới suy thoái và khủng hoảng trong tương lai.

Theo hãng tin Anh Reuters, Nga sẽ giảm giá khí đốt cho Trung Quốc gần 46%. Đối với dầu thô, Bắc Kinh thực sự trở thành cứu cánh cho Moskva khi mặt hàng này bị từ chối giao dịch nhiều nơi ở phương Tây, khiến các nhà máy lọc dầu trong nước trở nên quá dư thừa công suất.

Nhưng sau khi nhận được các nguồn năng lượng rẻ nhất, Bắc Kinh vẫn chưa thể bắt đầu hồi sinh nền kinh tế của mình.

Trong 6 tháng đầu tiên kể từ khi lệnh phong tỏa vì Covid được dỡ bỏ, Trung Quốc không thể thuyết phục những người tham gia thị trường và các nhà phân tích rằng nền kinh tế của họ sẽ lấy lại đà tăng trưởng sau gần 3 năm hạn chế nghiêm ngặt.

Giá ưu đãi tạo cơ hội cho các nhà máy lọc dầu Trung Quốc dự trữ dầu thô giá rẻ và lượng nhập khẩu gần kỷ lục trong tháng 8/2023 có thể là kết quả mua gom khi mức giá thậm chí còn thấp hơn hồi tháng 5 và tháng 6.

Nhưng theo chuyên gia phân tích Clyde Russell của hãng tin Reuters, điều này cũng không giúp Bắc Kinh tạo ra bước đột phá, hoặc ít nhất là một lối thoát khỏi tình trạng trì trệ.

Kinh tế Trung Quốc vẫn trì trệ cho dù được tạo điều kiện thuận lợi từ năng lượng giá rẻ từ Nga.

Kinh tế Trung Quốc vẫn trì trệ cho dù được tạo điều kiện thuận lợi từ năng lượng giá rẻ từ Nga.

Các chuyên gia trích dẫn số liệu thống kê đáng chú ý: ở châu Âu, trong bối cảnh chi phí tài nguyên năng lượng cao, tăng trưởng kinh tế mặc dù ở mức thấp như "vua nhập khẩu tài nguyên giá rẻ" Trung Quốc, nhưng đã có sự khởi sắc.

Trong khi các nhà kinh tế và chính phủ châu Âu chứng minh khả năng sống sót trong điều kiện khó khăn thì dường như kinh tế Trung Quốc lại đang lãng phí cơ hội.

Với những gì diễn ra, thời kỳ tăng trưởng cao của Trung Quốc được dự đoán là đã chấm dứt và cơ hội để nước này soán ngôi Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới rất khó thành hiện thực.

Trung Quốc đã hỗ trợ nền kinh tế Nga khi mua lượng lớn dầu thô và khí đốt.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ