Dấu hiệu tố cáo bạn sở hữu một hệ miễn dịch yếu

Phát hiện hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả để có những biện pháp xử lý kịp thời là điều hết sức cần thiết và quan trọng.

Dấu hiệu tố cáo bạn sở hữu một hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch của bạn là nơi bảo vệ bạn khỏi những tác hại tiêu cực như vi khuẩn, các chuẩn bẩn, vi rút, nấm ngứa và vô vàn những vật kí sinh khác mà chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày. Đôi lúc hệ thống này cũng gặp trục trặc trong khâu vận hành và dẫn đến tình trạng tồi tệ cho sức khỏe. Tiến sĩ Pradip Shah, chuyên khoa nội tiết tại Bệnh Viện Fortis (Mumbai, Ấn Độ) cho biết, một vài yếu tố đặc trưng là dấu hiệu rõ ràng nhất để bạn nhận ra cơ thể đang gặp trục trặc và cần một vài điều chỉnh để chúng có thể trở lại trạng thái hoạt động ban đầu. Một trong số đó bao gồm:

Cảm cúm

Nếu bạn thường xuyên bị cảm, ho, viêm họng thì xin chia buồn, đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy hệ miễn dịch của bạn hoạt động không hiệu quả. Tiến sĩ Shah cho biết: "Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh cho bạn thường xuyên chứng tỏ bức tường ngăn chặn chúng đã không còn vững vàng". Tiến sĩ Shah cũng đề xuất chế độ ăn lành mạnh và giảm bớt chất béo cho những ai đang phải gánh chịu tình trạng này. Ông cho biết, rau quả đặc biệt tốt cho việc cải thiện và hồi phục chức năng của hệ miễn dịch.

Dau hieu to cao ban so huu mot he mien dich yeu - Anh 1

Uống nhiều nước lạnh vào mùa hè có thể khiến bạn bị viêm họng thường xuyên. (Ảnh: Internet)

Vết thương lâu lành

Nếu bạn bị những vết thương ngoài da, bạn sẽ dễ dàng phát hiện điều này. Theo các chuyên gia y khoa, thời gian lành vết thương là nhân tố đánh giá tình trạng hệ miễn dịch khá chính xác.

Gawpk vấn đề với dạ dày

Các rắc rối với dạ dày cũng đánh dấu bất ổn về hệ thống miễn dịch. Nếu hệ thống này hoạt động hoàn hảo, bạn sẽ không phải bận tâm về những vấn đề như tiêu chảy . Tồi tệ hơn nữa, bạn có thể còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc đường tiêu hóa bởi cơ thể không đủ sức tiêu diệt những loại vi khuẩn kí sinh nơi đây.

Thường xuyên bị ngứa

Tiến sĩ Shah cho biết, hệ miễn dịch hoạt động kém sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật và nấm ngứa phát triển. Những vị khách không mời này thường khiến da trở nên khó chịu và ngứa ngáy. Da nhạy cảm hơn với việc thay đổi thời tiết cũng đánh dấu sự thất bại trong hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Dau hieu to cao ban so huu mot he mien dich yeu - Anh 2

Hệ miễn dịch hoạt động kém sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật và nấm ngứa phát triển. (Ảnh: Internet)

Khát nước

Khi không hoạt động nặng mà bạn vẫn khát nước chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng. Theo các nhà nghiên cứu y khoa, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến mất nước và làm cơ thể mệt mỏi. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới, mỗi ngày bạn cần bổ sung lượng nước cho cơ thể khoảng 1,5-2 lít nước.

Thị lực xuống cấp

Các nhà khoa học tại viện Nghiên cứu Sức khỏe Anh cho biết, thị lực cũng góp phần phản ánh sức khỏe của bạn. Một hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả sẽ ngăn chặn những hiện tượng như chóng mặt khi thay đổi tầm nhìn. Bạn sẽ cần lời khuyên của chuyên gia y tế nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên.

Da xấu

Việc cơ thể bài tiết chậm chạp làm lưu cữu chất độc trên da là tác hại rõ rệt của tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Do đó khi làn da của bạn trở nên sạm đen hay thô ráp, đừng coi thường chúng mà hãy chú ý đến những nguyên nhân sâu xa hơn.

Dau hieu to cao ban so huu mot he mien dich yeu - Anh 3

Việc cơ thể bài tiết chậm chạp làm lưu cữu chất độc trên da là tác hại rõ rệt của tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. (Ảnh: Internet)

Dị ứng

Nếu cơ thể bạn "nhạy cảm" hơn và dị ứng với nhiều loại chất hơn so với bình thường, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch không hoạt động tốt. Tuy vậy, nhân tố này không hoàn toàn đánh giá chính xác hệ thống gặp trục trặc. Tiến sĩ Shah bảy tỏ quan điểm: "Vì không có mức đánh giá cụ thể đâu là quá nhạy cảm, việc ước tính mức độ hoạt động của hệ miễn dịch cũng chỉ là tương đối. Tuy vậy, khi hiện tượng này xảy ra, bạn vẫn cần để tâm đến chúng và theo dõi thường xuyên".

Thường xuyên phải chịu căng thẳng

Nếu bạn phải hứng chịu căng thẳng trong thời gian dài, bạn đang đứng trước nguy cơ làm suy yếu hệ miễn dịch. Không phải ngẫu nhiên khi những người bị áp lực công việc dễ bị cảm hơn so với bình thường. Báo cáo từ Hiệp hội Tâm lý học Mỹ cho biết, căng thẳng kéo dài đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể, trong đó làm hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. "Ngoài ra, nếu mắc cảm cúm khi đang gánh chịu nhiều áp lực, bệnh sẽ đặc biệt nặng hơn", Tiến sĩ Philip Tierno, trưởng khoa vi sinh và miễn dịch tại Đại học New York (Mỹ) cho biết thêm.

Theo aFamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Phạm Văn Quang đi xác minh hoàn cảnh học sinh để hỗ trợ.

'Già làng khuyến học' đất Cà Mau

GD&TĐ - 77 năm tuổi đời, ông Phạm Văn Quang đã có 30 năm gắn bó với công tác khuyến học, khuyến tài tại huyện Thới Bình (Cà Mau).

Sinh viên năm thứ nhất ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng với buổi học nhập môn tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, TP Đà Nẵng. Ảnh: NTCC

Giữ sinh viên ở lại với nghề

GD&TĐ - Để SV năm thứ nhất hứng thú trong học tập, nhiều trường học đã có những hoạt động dạy - học gắn với thực tế tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất…