Làm thế nào để nhận biết trẻ khi bị mắc thủy đậu?
Nhiều các ý kiến đã chỉ ra rằng khi bị mắc thủy đậu có thể gây vô sinh. Tuy nhiên ý kiến đó có chính xác hay không và có những biện pháp nào để chăm sóc trẻ cũng như cách phòng tránh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.
Thủy đậu là bệnh gì?
Theo các bác sĩ thì bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân và đây cũng là một bệnh rất dễ lây truyền. Do vậy, nếu người bị thủy đậu nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể bị biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu
Khi bắt đầu bị phát bệnh, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ,… Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động do vậy đến khi trẻ lên mụn nước rồi mới được phát hiện.
Làm thế nào để nhận biết được bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ
+ Một trong những dấu hiệu nhận biết rõ nhất là người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ” - đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 1 2 - 24 giờ và sau đó sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.
+ Sau đó, trẻ sẽ xuất hiện phỏng nước ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong sau một ngày sẽ chuyển sang đục như mụn mủ. Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.
+ Nếu trẻ không bị biến chứng thì bệnh có thể khỏi trong 1-2 tuần. Sức khỏe dần phục hồi lại: giảm sốt, ăn uống trở lại như thường, hết đau họng, hạch sau tai,…
Khi trẻ bị thủy đậu cần lưu ý những gì?
Hãy cách ly cho trẻ nhanh nhất
Khi trẻ bị mắc thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Ngoài ra trẻ cũng phải dùng riêng tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,….
Hãy chú ý vệ sinh và chăm sóc cho trẻ thường xuyên
+ Hãy rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ, tránh để trẻ cào gãi vào các nốt thủy đậu.
+ Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.
Chú ý khẩu phần ăn cho trẻ
Hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,… để bố sung dinh dưỡng cho trẻ để có sức đề kháng tốt nhất.
Đừng quên đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi xuất hiện các triệu chứng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Tuy nhiên việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt, trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, để được các bác sĩ khám và chăm sóc thích hợp.
Phòng ngừa bệnh ra sao?
Hầu hết, các vaccine chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Các đối tượng cần được tiêm vaccine:
+ Trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
+ Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
+ Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Ngoài ra, thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu. Do vậy kể cả người lớn hay trẻ nhỏ cũng nên cần phải thận trọng với căn bệnh này.