Dấu hiệu mắc tay chân miệng thường bị bỏ qua

GD&TĐ - Trẻ mắc tay chân miệng có thể quấy khóc nhiều. Một số cha mẹ thường cho rằng, do bé có các nốt đau miệng nên quấy. Song, đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Trẻ mắc tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Trẻ mắc tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng trẻ mọc răng, khi thấy bé bỏ bú bỏ ăn và chảy nước dãi. 

Gần 800 trẻ mắc bệnh trong 2 tháng

Theo thống kê, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương có chiều hướng tăng. Trong tháng 4 và 5, bệnh viện ghi nhận 776 trẻ mắc tay chân miệng. Con số này tăng 759 ca so với 2 tháng trước đó. Trong số đó, có 114 trẻ phải nhập viện điều trị.

Đang điều trị bệnh tay chân miệng tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé Thuỳ Anh (31 tháng tuổi) nhập viện vào ngày thứ 5 của bệnh trong tình trạng sốt cao, đau rát miệng.

Các bác sĩ phát hiện da vùng đùi 2 bên của bé rải rác mụn nước đã khô. Bé được tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả cho thấy, trẻ mắc tay chân miệng. Sau 3 ngày điều trị, trẻ hết sốt và có thể ăn được.

TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm. Đặc biệt, giai đoạn giao mùa là thời điểm thuận lợi nhất cho virus gây bệnh phát triển.

Trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn. Nếu gia đình không chú ý, rất khó phát hiện.

Điển hình như bé Hoàng Nam (15 tháng tuổi). Trẻ nhập viện do sốt cao 39 - 40 độ C không hạ, quấy khóc, đau miệng, không ăn được. Tuy nhiên, gia đình bé nghĩ trẻ sốt và nhiệt miệng, mà không hề biết con mắc tay chân miệng.

Triệu chứng dễ nhầm

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường khuyến cáo, trẻ mắc tay chân miệng có thể sử dụng Gadopax kết hợp cùng vitamin C, D, kẽm và Beta-glucan để tăng đề kháng. Bởi, khi sức đề kháng khỏe, trẻ mới có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Lưu ý cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa và nên chia nhiều bữa.

Tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm. Có thể hòa loãng các dung dịch sát khuẩn vào nước để tắm cho trẻ. Dùng

Xanh – methylen hoặc dung dịch Betadin để chấm lên các nốt phỏng nước sau khi tắm. Với quần áo cho trẻ, nên chọn loại vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi.

Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

Chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế. Không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc,

Theo TS Hải, có 3 dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc tay chân miệng diễn biến nặng. Trong đó, bao gồm sốt cao không đáp ứng với điều trị, giật mình và quấy khóc dai dẳng. Theo các bác sĩ, giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh.

Phụ huynh cần chú ý phát hiện triệu chứng này cả khi trẻ đang chơi. Quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không. Ngoài ra, trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15 - 20 phút lại dậy quấy khóc rồi ngủ tiếp.

“Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng, nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm”, chuyên gia cảnh báo.

Chia sẻ về một số trường hợp bệnh nhi mắc tay chân miệng được đưa vào viện muộn, TS.BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh, có nhiều trường hợp trẻ biến chứng nặng. Do gia đình trẻ không biết nên đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo đáng tiếc.

Nếu trẻ có trong những triệu chứng cảnh báo diễn biến nặng, cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan tự theo dõi ở nhà, tránh hậu quả đáng tiếc.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 103 giải thích, virus gây bệnh tay chân miệng được lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa khi trẻ tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân hoặc chất nôn của trẻ bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị tay chân miệng, cần cho bé cách ly. Thời điểm dễ lây nhất là trong 1 tuần đầu của bệnh.

Phụ huynh cũng cần chú ý đến dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị tay chân miệng. Ban đầu, trẻ có thể sốt nhẹ, đau họng, nôn trớ và đi ngoài. Sau đó, các vết loét miệng ở lợi, lưỡi, họng... sẽ xuất hiện, gây đau, khiến trẻ bỏ ăn bỏ bú, chảy nước dãi. Bác sĩ Cường nhấn mạnh, nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng, triệu chứng này ở trẻ là dấu hiệu mọc răng.

Ngoài ra, trẻ mắc tay chân miệng sẽ phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Biến chứng thần kinh có thể xuất hiện vào ngày thứ 2 - 5 của bệnh. Từ đó, gây viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi.

“Thực tế, có những bé nổi đủ các vết loét ở tay chân miệng, có khi chỉ ở miệng, có khi chuyển nặng viêm cơ tim tổn thương não ngay”, bác sĩ Cường chia sẻ. Do đó, chuyên gia này khuyến cáo, phụ huynh tuyệt đối không chủ quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ