Dấu hiệu cho thấy trẻ đang quá bận rộn

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, các thanh thiếu niên đã lên lịch quá nhiều cho bản thân vì thực sự yêu thích hoạt động mà họ tham gia.

Nếu cha mẹ cho rằng con mình quá bận rộn thì điều quan trọng là phụ huynh phải hành động. Ảnh minh hoạ: ITN.
Nếu cha mẹ cho rằng con mình quá bận rộn thì điều quan trọng là phụ huynh phải hành động. Ảnh minh hoạ: ITN.

Song, phụ huynh cần chú ý để giúp con cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc và giải trí.

Một nghiên cứu năm 2008 do Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy, 60% thanh thiếu niên dành trung bình 20 giờ mỗi tuần trước tivi và máy tính. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một nhóm nhỏ thanh thiếu niên, 7% trong số họ, sử dụng màn hình 50 giờ mỗi tuần.

Tuy nhiên, ngược lại, không ít thanh thiếu niên thực sự bận rộn. Nhiều thiếu niên tham gia các lớp học thêm ở trường, làm công việc bán thời gian, chơi thể thao và duy trì lịch trình bận rộn sau giờ học với rất ít hoặc không có thời gian rảnh.

Mặc dù bảng điểm của trẻ có vẻ rất tuyệt vời cùng những hoạt động ngoại khóa như đội trưởng đội bóng đá, hay chủ tịch hội học sinh, song đối với một số thanh thiếu niên, lịch trình bận rộn có thể là vấn đề.

Việc thiếu thời gian rảnh cuối cùng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, theo các chuyên gia, điều quan trọng là cha mẹ cần giúp con mình tìm được sự cân bằng phù hợp.

Phụ huynh muốn trẻ đủ bận rộn để không có thời gian giao du với những nhóm không phù hợp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng muốn đảm bảo rằng, con mình không quá buồn chán đến mức bắt đầu gặp rắc rối, hoặc không bị kiệt sức khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Từ đó, cha mẹ cần để ý đến những dấu hiệu cho thấy con mình đang bị quá tải lịch trình và sẵn sàng can thiệp nếu cần thiết.

Không bao giờ có thời gian rảnh

Mặc dù cha mẹ không muốn con mình quá nhàn rỗi, nhưng một chút thời gian rảnh thực sự tốt cho trẻ. Việc này có thể giúp các thanh thiếu niên khám phá một sở thích mới hoặc tìm chủ đề nào đó thú vị để nghiên cứu. Hoặc, thời gian rảnh chỉ đơn giản là cho chúng thư giãn và suy nghĩ.

Tuổi vị thành niên là giai đoạn những người trẻ tìm hiểu về con người với tư cách cá nhân và điều quan trọng là phải nghĩ về tương lai. Suy cho cùng, tuổi thiếu niên là khoảng thời gian sinh ra nhiều ước mơ. Mọi người đều cần những giây phút yên tĩnh và thoải mái. Vì vậy, phụ huynh hãy tự hỏi bản thân, lần cuối cùng nhìn thấy con mình không làm gì là khi nào?

Nói cách khác, lần cuối cùng họ thích thú với một hoạt động không do người khác yêu cầu là khi nào? Nếu tất cả những gì cha mẹ có thể hình dung là con mình chuẩn bị tập dượt, luyện tập cho trận đấu lớn trong tuần này hoặc học ngôn ngữ nào đó hàng giờ, thì có thể là trẻ đã làm quá nhiều việc.

Học lực sa sút

Nếu lực học của trẻ đi xuống, thì rõ ràng là có điều gì đó không ổn. Những con số không nói dối. Khi một thanh thiếu niên từng duy trì điểm trung bình 9 trong các bài kiểm tra và bài thi bỗng giảm xuống còn 8, 7 hoặc tệ hơn, thì đã đến lúc cha mẹ phải xem xét kỹ các ưu tiên của con. Mặc dù trẻ có thể phản đối, nhưng việc học ở trường vẫn phải được ưu tiên hàng đầu.

Suy cho cùng, nếu không thể tốt nghiệp trung học, khả năng thể thao hoặc tài năng âm nhạc cũng không thể giúp trẻ đạt được ước mơ. Vì vậy, phụ huynh hãy đảm bảo con mình có nhiều thời gian để làm bài tập về nhà, chuẩn bị cho bài kiểm tra và đến trường trước khi cha mẹ cho phép chúng tiếp tục các hoạt động ngoại khóa khác.

Quá bận rộn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thanh thiếu niên theo nhiều cách. Ảnh minh hoạ: ITN.

Quá bận rộn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thanh thiếu niên theo nhiều cách. Ảnh minh hoạ: ITN.

Thiếu ngủ

Trong trường hợp, các thanh thiếu niên quá bận rộn, không có thời gian để hoàn thành mọi việc trong ngày, thì giấc ngủ của trẻ có thể là điều đầu tiên bị ảnh hưởng. Các chuyên gia khuyến cáo, thanh thiếu niên nên ngủ ít nhất 9 giờ mỗi đêm. Song, một nghiên cứu năm 2010 báo cáo rằng, chỉ có 7,6% trẻ em ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Thật không may, nhiều thanh thiếu niên có thể rơi vào “cái bẫy” khi nghĩ rằng, họ sẽ làm được nhiều việc hơn nếu thức khuya. Tuy nhiên, thực tế, tình trạng thiếu ngủ thường có thể cản trở năng suất làm việc vào ngày hôm sau.

Trẻ càng thực hiện công việc kém hiệu quả, thì càng mất nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu trẻ không có thời gian để ngủ đủ giấc thì cha mẹ phải thay đổi điều gì đó. Bởi, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần hoặc thể chất.

Sức khỏe đang gặp khó khăn

Quá bận rộn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thanh thiếu niên theo nhiều cách. Như thế, chúng có thể không có thời gian để chăm sóc bản thân đúng cách bằng việc tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh. Theo thời gian, điều đó có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của thanh thiếu niên.

Căng thẳng khi có quá nhiều việc phải làm và quá ít thời gian để làm cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Các nghiên cứu đã liên kết căng thẳng mãn tính với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ giảm khả năng miễn dịch đến cảm lạnh thông thường, hoặc tăng nguy cơ rối loạn tim mạch và tự miễn dịch.

Thanh thiếu niên cảm thấy rất nhiều áp lực để vào được các trường đại học tốt có thể cảm thấy bị buộc phải lấp đầy thời gian của mình bằng những hoạt động như dạy kèm và học violin.

Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng mãn tính mà nhiều thanh thiếu niên gặp phải khi trở thành người thành đạt quá mức làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, như trầm cảm và lo lắng.

Không có thời gian dành cho bạn bè

Luyện tập với ban nhạc, chơi thể thao, diễn tập và làm việc bán thời gian, một thiếu niên quá bận rộn và dẫn đến không có thời gian dành cho bạn bè. Trong khi thực tế, quan hệ với bạn bè là rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội của thanh thiếu niên.

Phụ huynh có thể nghĩ rằng, việc trẻ gặp bạn bè ở trường là đủ. Song, rất có thể, các hoạt động có tổ chức ở trường không dành nhiều thời gian cho việc giao lưu. Do đó, trẻ cần có cơ hội thoát khỏi tất cả các quy tắc đi kèm với những hoạt động trong khuôn khổ. Dành thời gian với bạn bè ngoài người lớn là chìa khóa để giúp trẻ học cách giải quyết xung đột, giao tiếp với người khác và xử lý vấn đề.

Nếu đang gặp khó khăn trong việc tìm thời gian để làm mọi thứ, trẻ sẽ cần cha mẹ can thiệp và giúp nói “Không” với một số hoạt động nhất định. Ảnh minh hoạ: ITN.

Nếu đang gặp khó khăn trong việc tìm thời gian để làm mọi thứ, trẻ sẽ cần cha mẹ can thiệp và giúp nói “Không” với một số hoạt động nhất định. Ảnh minh hoạ: ITN.

Không có niềm vui

Nếu trẻ từng thích chơi piano hay môn thể thao nào đó, nhưng giờ lại trì hoãn việc luyện tập thì có thể là do đã bị quá nhiều lịch trình. Một thiếu niên quá bận rộn có thể bắt đầu nói “không” với ngay cả những hoạt động thú vị nhất, chẳng hạn như ngủ qua đêm, xem phim với bạn bè và cùng gia đình thưởng thức bữa tối yêu thích.

Sẽ là điều bình thường nếu phụ huynh thấy con mình không còn tham gia một hoạt động nào nữa. Bởi, đó có thể là dấu hiệu của sự trưởng thành. Song, nếu dường như không có gì mang lại cho trẻ niềm vui nữa thì đã đến lúc cha mẹ phải có biện pháp. Bởi, thanh thiếu niên có thể bị căng thẳng, kiệt sức hoặc thậm chí trầm cảm.

Phụ huynh cũng mệt mỏi

Thật mệt mỏi khi phụ huynh phải tham dự các trận đấu thể thao hàng tuần, buổi hòa nhạc và những hoạt động khác của thanh thiếu niên. Nếu là người đưa đón con mình đi khắp nơi, cha mẹ có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Nếu phụ huynh cảm thấy mệt mỏi với tất cả các hoạt động mà con mình đang làm, thì rất có thể là trẻ cũng cảm thấy căng thẳng và bế tắc.

Điều quan trọng là trở thành một tấm gương tốt cho con. Đôi khi, điều đó có nghĩa là sống chậm lại và thực hành cách tự chăm sóc bản thân. Hãy sẵn sàng dành một buổi chiều thứ Bảy để thư giãn. Hoặc, cho phép bản thân đi nghỉ cuối tuần. Hãy cho con mình thấy rằng, cha mẹ không phải lúc nào cũng bận rộn và làm việc hiệu quả.

Cân bằng thời gian

Nếu cha mẹ cho rằng con mình quá bận rộn thì điều quan trọng là phụ huynh phải hành động. Bước đầu tiên là để trẻ ngồi xuống và bày tỏ xem con mình cảm thấy thế nào. Đôi khi, có thể trẻ cảm thấy yêu thích tất cả các hoạt động.

Trong những trường hợp khác, trẻ có thể phản đối việc từ bỏ một hoặc hai hoạt động, nhưng việc chậm lại có thể là cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Phụ huynh hãy nhớ rằng, những năm thiếu niên là thời điểm quan trọng để trẻ học cách quản lý thời gian. Nếu đang gặp khó khăn trong việc tìm thời gian để làm mọi thứ, trẻ sẽ cần cha mẹ can thiệp và từ chối với một số hoạt động nhất định.

Cha mẹ không đặt quá nhiều áp lực lên con mình trong việc thực hiện mọi hoạt động. Nếu trẻ thực sự gặp khó khăn trong việc đương đầu với những đòi hỏi của cuộc sống tuổi vị thành niên, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia. Cho dù trẻ là người cầu toàn, trì hoãn hay thành đạt quá mức, chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể hỗ trợ thanh thiếu niên phát triển những thói quen lành mạnh hơn.

Theo Very well family

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ