'Đất học' Nam Định có thêm một Nhà giáo ưu tú

GD&TĐ - Trong số 136 thầy cô được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2024, tỉnh Nam Định có cô Mai Thị Lừng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Văn Lan.

Nhà giáo Mai Thị Lừng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Văn Lan, huyện Mỹ Lộc. Ảnh: FBNT.
Nhà giáo Mai Thị Lừng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Văn Lan, huyện Mỹ Lộc. Ảnh: FBNT.

Ngày 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký Quyết định số 613/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" cho 21 cá nhân và danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú" cho 136 cá nhân.

Nằm trong số 136 thầy cô vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Nhà giáo Ưu tú", ngành Giáo dục tỉnh Nam Định có cô Mai Thị Lừng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Văn Lan, huyện Mỹ Lộc.

Tại Quyết định số 1582/QĐ-CTN ngày 25/12/2023 của Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” năm 2023, tỉnh Nam Định có: Thạc sĩ Vũ Thị Quỳnh Anh, Tổ trưởng Tổ Ngữ văn Trường THPT Trần Hưng Đạo; TS Trần Thị Thanh Xuân, Tổ trưởng Tổ Sinh học - Công nghệ và Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Cương, Tổ trưởng Tổ Toán của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

lan 1.jpg
Cô trò Trường THPT Trần Văn Lan, huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) trong một hoạt động tập thể tại trường. Ảnh: FBNT.

Tính đến nay, ngành Giáo dục tỉnh Nam Định đã có thêm 4 thầy cô được phong tặng danh hiệu cao quý "Nhà giáo Ưu tú". Điều này thể hiện sự ghi nhận của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với những nỗ lực, cố gắng của các nhà giáo trong sự nghiệp Giáo dục đào tạo của đất nước.

Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân là các danh hiệu cao quý nhất nhằm tôn vinh những người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Đây là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá…

Ngày 2/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/2024. Để đạt danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", các thầy cô phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn.

Cụ thể, nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Tâm huyết, tận tụy với nghề, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách người học; có uy tín về chuyên môn, ảnh hưởng rộng rãi trong ngành, lĩnh vực hoặc cấp tỉnh, là tấm gương sáng, nhà giáo mẫu mực, xuất sắc tiêu biểu trong đổi mới quản lý, nuôi dạy, giảng dạy; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn.

Về tài năng sư phạm, nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục phổ thông là tác giả 1 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên... Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.