Dập dềnh làng nổi Kampong Ayer

GD&TĐ - Kampong Ayer với 30.000 cư dân được xem là làng nổi trên nước lớn nhất thế giới hiện nay, được mệnh danh là Venice của phương Đông. 

Dập dềnh làng nổi Kampong Ayer

Không giống hình dung về những khu nhà trên mặt nước lụp xụp như ổ chuột, Kampong Ayer sạch sẽ, có những khoảng sân rộng và lối đi chung được trồng rất nhiều hoa và cây cảnh.

Dù trải qua bao thăng trầm thời gian và 2 cuộc chiến tranh thế giới, nhất là trong thế chiến thứ 2, Vương quốc Brunei gần như bị tàn phá, nhưng may mắn thay, làng nổi Kampong Ayer là nơi đóng quân cuối cùng của Phát xít Nhật nên đã không bị ném bom phá hủy trong suốt thế chiến.

Từ một thánh đường Hồi giáo lộng lẫy, chỉ bước qua chiếc cầu bê tông hẹp là bạn đã đặt chân vào thế giới khác - một thế giới nổi trải dài trên sông Brunei có tên gọi Kampong Ayer - nghĩa là “Làng Nước”.

Làng nổi Kampong Ayer ngày nay gần như bảo toàn được trọn vẹn cuộc sống văn hóa, nét sinh hoạt như bao đời tổ tiên trước kia. Nhìn bề ngoài phần lớn các căn nhà bằng gỗ có vẻ lụp xụp, kiến trúc lưu giữ lại có phần cổ xưa.

Mọi người dân di chuyển trong làng từ khu vực này qua khu vực khác (gọi là các Mukim) bằng tàu riêng của mình hoặc dùng phương tiện phổ biến nhất tại đây là taxi nước.

Lái taxi nước được coi như một nghề rất phổ biến tại làng nồi kapong Ayer. Các ngôi nhà đựợc nối với nhau bằng hệ thống những cây cầu gỗ thấm đẫm không khí thanh bình hoài cổ.

Trái ngược với những gì nhìn thấy bên ngoài, trong nhà mỗi người dân của làng Nổi Kampong Ayer đều có hệ thống điện, Internet, nước sạch, gas và hệ thống ống dẫn nước thải dẫn đến từng nhà. Trong nhà của mỗi gia đình người Brunei thường có đầy đủ tiện nghi như: bếp ga, máy giặt, tivi, máy lạnh, máy vi tính,… rất hiện đại.

Làng nổi Kapong Ayer còn có hệ thống hạ tầng tiện ích dân sinh như trường học, bệnh viện, sở cảnh sát, thánh đường,…

Theo Travel

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ