Ngày xưa ở ngôi làng nọ có một người giàu có nhất làng chôn xuống đất 1 hũ vàng lớn để đề phòng trộm cướp. Về sau người ấy qua đời và mảnh đất ấy trở thành cánh đồng hoang.
Nhiều năm sau, có người nông dân nghèo quyết định đào xới khu đất ấy để trồng trọt. Trong lúc làm việc anh ta đã phát hiện được kho báu bị lãng quên ngày trước.
Đến lúc màn đêm buông xuống, người nông dân quay trở lại. Anh ta cố nhấc nó lên nhưng quá nặng. Anh ta buộc dây thừng vào rồi cố kéo nó đi, nhưng vì quá lớn nên nó chẳng nhích dù là một centimet.
Rồi người nông dân ngồi xuống và suy nghĩ. Làm sao để giải quyết tình huống này? Rồi anh ta quyết định sẽ chia hũ vàng ra làm 4 phần nhỏ bằng nhau rồi đem từng phần về nhà.
Anh ta nghĩ: "Phần đầu tiên mình sẽ dùng cho việc chi tiêu hàng ngày. Phần thứ 2 sẽ để dành cho những ngày khó khăn, đau ốm. Phần thứ 3 sẽ để đầu tư vào việc trồng trọt cày cấy. Còn phần thứ 4, mình sẽ đem tặng cho người nghèo và những mục đích từ thiện khác".
Hãy lên dự toán cho khoản chi tiêu của bạn
Câu chuyện về người nông dân trên cũng chính là bài học cho tất cả mọi người về cách dự toán chi tiêu. Muốn tích lũy tài sản và có cuộc sống tương lai đảm bảo, hãy phân chia tài sản thành các khoản nhỏ với mục đích sử dụng cụ thể.
Bạn hãy lên dự toán chi tiêu cho mình nhưng không nên để nó ảnh hưởng đến số tiền tiết kiệm của 1/10 thu nhập của mình. Bạn cần phải coi việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm là sự thoả mãn lớn nhất. Bạn cần tiến hành điều chỉnh hợp lý túi tiền và phải biết nắm chặt túi tiền đang ngày càng nặng ấy. Lên dự toán với mục đích là để thắt chặt túi tiền của bạn hơn.
Dự toán không những khiến cho bạn được tận hưởng những thứ cần thiết của cuộc sống mà còn có thể giúp bạn tận hưởng những thứ khác trong phạm vi khả năng có thể.
Dự toán có thể bảo đảm được những gì bạn cần hưởng thụ nhất chứ không phải là những ý thích nhất thời. Lên dự toán tốt giống như ngọn đèn trong đêm soi rõ được túi thủng của bạn, khiến bạn có cách để khâu nó vào.