Đánh thức tiềm năng não bộ và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ thơ toàn diện

GD&TĐ - Ngày 16/12 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc Toạ đàm trực tuyến “Giới thiệu Phương pháp Đánh thức tiềm năng não bộ và chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động Chăm sóc phát triển trẻ thơ toàn diện”.

Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động chăm sóc phát triển trẻ thơ toàn diện
Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động chăm sóc phát triển trẻ thơ toàn diện

Nằm trong khuôn khổ dự án “Phát triển trí tuệ cho Tương lai tươi sáng”, cuộc tọa do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam thực hiện với sự tham dự của đại diện các bộ, ngành và một số sở GD&ĐT, nhằm giới thiệu Phương pháp Đánh thức tiềm năng não bộ (PPĐTTNNB) và mô hình can thiệp phối hợp giữa Y tế và Giáo dục cho trẻ 0-3 tuổi để trẻ phát triển toàn diện, phát huy tối đa khả năng; Chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án “Phát triển trí tuệ cho Tương lai tươi sáng”, bao gồm các hoạt động tích hợp PP ĐTTNNB vào các hoạt động thường quy của ngành Y Tế và Giáo dục; Học hỏi từ các mô hình chăm sóc phát triển trẻ thơ toàn diện từ các tổ chức khác.

Ông Vương Đình Giáp, Giám đốc thực hiện Chương trình của tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam cho biết: “Với dự án này, mô hình PPĐTTN được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm có được và hy vọng sẽ từng bước hoàn thiện mô hình này ở Việt Nam.

Từ những chia sẻ quý báu của tổ chức Plan Quốc tế, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, tổ chức World Vision, Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người. Tôi tin rằng Tọa đàm sẽ mang đến những thông tin hữu ích, những cơ hội hợp tác tiềm năng. Những ý kiến đóng góp của quý vị sẽ giúp 3 chúng tôi có thể thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động Chăm sóc phát triển trẻ thơ toàn diện."

Các chuyên gia giới thiệu phương pháp đánh thức tiềm năng não bộ
Các chuyên gia giới thiệu phương pháp đánh thức tiềm năng não bộ 

Bà Vũ Thị Kim Hoa – Phó Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ: “Các hoạt động dự án được triển khai bởi Tổ chức Cứu trợ Trẻ em rất phù hợp với định hướng và yêu cầu của Quyết định 1437 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025.

Chúng tôi mong muốn tiếp tục trao đổi và hợp tác cùng Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và các Tổ chức quốc tế, Viện nghiên cứu… để đưa kinh nghiệm và các bài học từ dự án vào hướng dẫn chung để phát triển trẻ thơ toàn diện tại các địa phương, đảm bảo tính bền vững của phương pháp ĐTTNNB".

Buổi tọa đàm cũng có sự tham gia chia sẻ về các mô hình Chăm sóc phát triển trẻ thơ toàn diện của Tổ chức Plan, Qũy nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD). Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành, tổ chức phi chính phủ hoạt động trên cùng lĩnh vực cũng đã trao đổi và thảo luận về kế hoạch triển khai và nhân rộng mô hình các dự án trong năm 2022 để tiếp tục nỗ lực mang đến môi trường phát triển lành mạnh cho trẻ em.

Dự án hướng tới mục tiêu “Trẻ em từ 0-3 tuổi tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã chia sẻ phát huy hết khả năng thông qua các biện pháp hỗ trợ phát triển về sức khỏe và giáo dục”. Sau hai năm thực hiện, dự án đã góp phần thay đổi tích cực đến kiến thức và thực hành của người chăm sóc trẻ (NCST) trong việc chăm sóc trẻ ở độ tuổi từ 0 đến 3. Kiến thức của NCST về chăm sóc đáp ứng và hỗ trợ phát triển tăng mạnh từ 46% lên đến 76%. Tương tự, việc thực hành các bí quyết chăm sóc đáp ứng và hỗ trợ phát triển về giáo dục và sức khỏe cho trẻ cũng có những thay đổi đáng kể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.