1. Óc khỉ
Món ăn chế biến từ óc khỉ khá phổ biến ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Người ta còn truyền tai nhau rằng ăn óc khỉ có thể chữa được bách bệnh và giúp cải thiện trí não, sáng suốt, minh mẫn hơn theo quan niệm “ăn gì bổ đấy”.
Chính vì vậy, một số người còn lựa chọn cách ăn sống óc khỉ để đảm bảo hấp thụ được hết “tinh hoa” của món ăn này mà không biết rằng ăn sống như vậy là rất nguy hiểm.
Óc khỉ chứa tác nhân gây ra bệnh Jakob biến thể, căn bệnh khiến não nhũn ra và chết.
2. Bạch tuộc sống Sannakji
Đây được coi là món ăn khoái khẩu có một không hai của Hàn Quốc. Những ống hút của xúc tu vẫn còn sau khi bị chặt nhỏ.
Thực khách phải nhai và nuốt chúng ngay trước khi những ống hút của xúc tu có thể dính vào vòm miệng. Nếu các xúc tu này không may dính vào miệng và cổ họng, chúng có thể khiến họ bị ngạt thở đến chết.
Mỗi năm ở Hàn Quốc, có 6 người chết khi ăn món ăn này.
3. Cá nóc
Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, người ta vẫn sử dụng cá nóc -Fugu để chế biến các món như chiên, gỏi hay ngâm rượu. Nhưng ai cũng biết rằng gan và nội tạng cá nóc có chứa chất độc chết người, tetrodotoxin.
Cũng có nhiều người dân Việt Nam ngộ độc cá nóc do không biết cách chế biến đúng cách.
Các đầu bếp chế biến món cá này phải trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt trong nhiều năm để có chứng chỉ hành nghề.
4. Sứa biển
Echizen Kurage là một món ăn chế biến từ sứa của Nhật Bản, nhưng cần phải loại bỏ chất độc nguy hiểm bằng cách nấu chín trước khi ăn.
Tuyệt đối không nên ăn các món gỏi sứa biển tươi. Trẻ em và những người gặp các vấn đề về tiêu hóa cũng không nên ăn sứa (kể cả đã chế biến đúng cách).
5. Hạt điều “thô”
Hạt điều được sử dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất bánh kẹo. Các loại hạt điều mà chúng ta thường tìm thấy trong các siêu thị đều là những sản phẩm đã qua chế biến.
Vì vậy ít người biết được rằng không bao giờ được phép ăn sống loại hạt này. Trong hạt điều “thô”, chưa qua chế biến có chứa Urushiol, một loại hóa chất độc hại cho sức khỏe con người. Nồng độ Urushiol trong cơ thể cao có thể gây tử vong.
6. Sò huyết
Sò huyết sống trong bùn nên có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn độc hại rất cao, đặc biệt là những vùng nước bị ô nhiễm, có hàm lượng kim loại nặng cao.
Máu của sò chứa nhiều vi khuẩn và virus gây các bệnh nguy hiểm như viêm gan A, E, thương hàn...Khoảng 15% những người ăn sò huyết sống bị nhiễm bệnh.
Vì vậy khi ăn sò huyết nên chế biến cẩn thận, ngâm rửa kỹ nhiều lần trong nước sạch và không ăn sống, tái để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, mức độ retinol quá cao trong sò huyết còn liên quan đến khả năng thai nhi bị mắc các dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.
7. Cây cơm cháy
Cây cơm cháy là loại cây mọc hoang dại, được biết đến như một cây thuốc quý ở các tỉnh vùng núi phía Bắc của nước ta. Gần đây, loại cây này còn được trồng để làm cảnh.
Cây cơm cháy cũng có thể ăn được nếu chế biến đúng cách và chín tới. Cần lưu ý loại bỏ cành và hạt của nó vì chúng chứa chất độc xyanua gây hại cho cơ thể.
8. Sắn
Chỉ nên ăn sắn khi đã qua chế biến bằng cách tách vỏ và ngâm nước, sau đó có thể làm các món hấp, luộc, xào... Sắn có chứa chất Linamarin sẽ chuyển hóa thành xyanua, một hợp chất rất độc đối với cơ thể nếu ăn sống.
9. Khế
Nếu thận của bạn không được tốt thì chỉ 100 ml nước khế có thể khiến bạn bị trúng độc do chúng chứa những chất độc gây ảnh hưởng tới não và hệ thần kinh.
10. Hạt Panguim Edule
Hạt “gây buồn nôn” Pangium Edule được trồng nhiều ở vùng đầm lầy ngập mặn Đông Nam Á, có chứa độc tố Hydrogen Cyanide độc hại.
Loại hạt này chỉ có thể ăn được sau khi được ngâm nước, bóc vỏ và luộc kỹ hoặc chôn/ủ trong lá chuối và tro khoảng 1 tháng trước khi sử dụng để loại bỏ độc tố.
Ngoài ra, trong danh sách này còn có ễnh ương ở Châu Phi, thịt cá mập Hákarl nổi tiếng ở Ireland, pho mát Casu Marzu-món ăn truyền thống của Italy, quả Ackee ở Tây Phi, cá muối Fesikh-món ăn yêu thích trong lễ hội mùa xuân ở Ai Cập, cây ngải đắng và lá đại hoàng.
* Theo Express