Đan Phượng dẫn đầu Thủ đô về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

GD&TĐ - Đến nay, toàn huyện Đan Phượng có 54/55 trường đạt chuẩn quốc gia, 60% trong số đó đạt chuẩn mức độ 2, xếp thứ nhất thành phố Hà Nội.

Ông Đỗ Văn Nam
Ông Đỗ Văn Nam

Những con số đáng khích lệ

Sáng 23/8, UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024. Tới dự có ông Đỗ Văn Nam - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội.

Nhà giáo Bùi Thị Thu Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT Đan Phượng cho hay, năm học vừa qua, toàn huyện có 54/55 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 60% trường đạt chuẩn mức độ 2 - dẫn đầu thành phố về tỷ lệ trường chuẩn quốc gia.

Nhà giáo Bùi Thị Thu Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT Đan Phượng.

Nhà giáo Bùi Thị Thu Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT Đan Phượng.

Nhiều trường mầm non đã ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến như STEAM, Montessori, Reggio... trong phát triển chương trình, xây dựng kế hoạch, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục để tạo sự mạnh dạn, tự tin và các kĩ năng cho trẻ.

Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được đặc biệt quan tâm từ việc lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm, áp dụng phần mềm trong tính khẩu phần ăn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt năm học 2022-2023, ngành làm điểm cấp Thành phố về ứng dụng CNTT trong quản lý, nuôi dưỡng được Sở GD&ĐT, các quận, huyện bạn đánh giá cao.

Ở cấp Tiểu học và THCS, các trường tổ chức các hoạt động giảng dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Tăng cường hiệu quả các giờ lên lớp, tăng cường kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh…

Toàn huyện Đan Phượng hiện có trên 2.600 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Toàn huyện Đan Phượng hiện có trên 2.600 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Riêng đối với học sinh lớp 5 và lớp 9, ngoài việc kiểm tra theo quy định, Phòng GD&ĐT tổ chức khảo sát bằng hình thức coi chéo, chấm tập trung; từ đó, thống kê, phân tích, xác định nguyên nhân, tổ chức hội thảo đánh giá, rút kinh nghiệm, tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của huyện có nhiều khởi sắc. Môn Toán đạt 7,2 điểm/HS; môn Ngữ văn đạt 6,8 điểm/HS (tăng 0,46 điểm so với năm học trước). Riêng môn Tiếng Anh đạt 6,3 điểm/HS - tăng 0,2 điểm so với năm ngoái. Các trường THCS có tổng điểm xét tuyển cao: Đan Phượng, Lương Thế Vinh, Đồng Tháp, Tân Hội, Tân Lập, Song Phượng...

Chú trọng đầu tư trang thiết bị các trường

Phòng Tin học với đầy đủ trang thiết bị tại Trường Tiểu học Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Phòng Tin học với đầy đủ trang thiết bị tại Trường Tiểu học Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Ngoài ra, Phòng GD&ĐT Đan Phượng cũng phối hợp với các Phòng, ban của huyện rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị để đề nghị UBND huyện tu sửa, bổ sung đảm bảo các điều kiện xây dựng mới, nâng chuẩn, công nhận lại trường chuẩn quốc gia và những điều kiện để triển khai Chương trình GDPT 2018.

Năm học 2022-2023, toàn huyện đã xây dựng mới 1 trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và nâng chuẩn quốc gia mức độ 2 cho 10 trường. Tham mưu tách Trường Mầm non Tân Lập thành Mầm non Tân Lập và Mầm non Tân Lập B.

Tham mưu cho huyện đầu tư xây mới dự án Trường Mầm non Đan Phượng B với tổng kinh phí hơn 88 tỷ đồng. Đầu tư 10 dự án xây dựng mới các đơn nguyên ở 10 trường, bổ sung 50 phòng học và 14 phòng bộ môn, 15 phòng hành chính quản trị, 3 nhà ăn trú, 1 bếp ăn với tổng kinh phí trên 238 tỷ đồng.

Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải trao thưởng cho các tập thể Lao động tiên tiến.

Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải trao thưởng cho các tập thể Lao động tiên tiến.

Đồng thời cải tạo, sửa chữa lớp học, phòng học chức năng, nhà Thể chất, sân trường, cổng trường trong năm học ở 24 trường với tổng kinh phí hơn 73 tỷ đồng. Tăng cường đầu tư trang thiết bị đáp ứng việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện học sinh.

Đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 7 cho các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn được kịp thời đáp ứng Chương trình GDPT năm 2018 với kinh phí trên 30 tỷ đồng. Trong đó, quan tâm đầu tư phòng Tin học đảm bảo 1 học sinh/máy.

Các tập thể đạt thành tích được lãnh đạo huyện Đan Phượng khen thưởng tại lễ tổng kết.
Các tập thể đạt thành tích được lãnh đạo huyện Đan Phượng khen thưởng tại lễ tổng kết.

Ngoài ra, các nhà trường phối hợp phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong chỉnh trang cảnh quan sư phạm theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp - thân thiện; đầu tư trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập như máy tính, máy chiếu, tivi... để học sinh có môi trường học tập tốt hơn với tổng trị giá các hiện vật trên 4,5 tỷ đồng.

Ghi nhận những kết quả ngành Giáo dục đã đạt được, ông Lê Thanh Nam - Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng yêu cầu, trong năm học tới, ngành giáo dục cần tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng đội ngũ để triển khai tốt Chương trình GDPT 2018; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống để phát triển phẩm chất, nhân cách cho người học...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Phạm Văn Quang đi xác minh hoàn cảnh học sinh để hỗ trợ.

'Già làng khuyến học' đất Cà Mau

GD&TĐ - 77 năm tuổi đời, ông Phạm Văn Quang đã có 30 năm gắn bó với công tác khuyến học, khuyến tài tại huyện Thới Bình (Cà Mau).

Sinh viên năm thứ nhất ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng với buổi học nhập môn tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, TP Đà Nẵng. Ảnh: NTCC

Giữ sinh viên ở lại với nghề

GD&TĐ - Để SV năm thứ nhất hứng thú trong học tập, nhiều trường học đã có những hoạt động dạy - học gắn với thực tế tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất…