Dân nghèo ở Nà Đang đã được mua điện đúng giá Nhà nước quy định

GD&TĐ - Sau khi Báo GD&TĐ phản ánh, người dân ở bản Nà Đang, xã Lâm Phú (Lang Chánh, Thanh Hóa) đã được mua điện đúng giá quy định của Nhà nước.

Trạm biến áp đường dây 0,4KV ở bản Nà Đang, xã Lâm Phú (Lang Chánh, Thanh Hóa). Ảnh: Thế Lượng.
Trạm biến áp đường dây 0,4KV ở bản Nà Đang, xã Lâm Phú (Lang Chánh, Thanh Hóa). Ảnh: Thế Lượng.

Ngày 30/3, ông Phạm Văn Nhị - Chủ tịch UBND xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) thông tin với GD&TĐ về việc, người dân ở bản Nà Đang (Lâm Phú, Lang Chánh) đã được mua điện đúng giá quy định của Nhà nước.

Trước đó, ngày 22/2 vừa qua, Báo GD&TĐ có bài “Dân nghèo ‘gánh’ giá điện cao ”, phản ánh vấn đề người dân ở bản Nà Đang phải mua giá điện cao (2.500 đồng/1 Kwh), với thời gian kéo dài hơn 7 năm trời.

Nguyên nhân của việc này, là do UBND huyện Lang Chánh chưa bàn giao công trình điện 35KVA lên bản Nà Đang cho ngành điện quản lý. Vì công trình chưa bàn giao được, nên Điện lực Quan Sơn mới bán điện đến đầu công tơ tổng. Từ công tơ tổng này, một người dân ở xã Lâm Phú đứng ra nhận thầu, quản lý và bán lại cho các hộ dân ở Nà Đang, với giá 2.500 đồng/1 Kwh.

Trong khi đó, theo quy định về giá điện nông thôn, thì hiện tại Điện lực Quan Sơn đang thu đúng theo quy định ở đầu công tơ tổng hệ thống điện bản Nà Đang. Điện lực Quan Sơn áp dụng giá bán buôn điện nông thôn cho đầu mối công tơ tổng ở bản Nà Đang, với mức như sau: Bậc 1, cho Kwh từ 0 - 50 là 1.403 đồng... đến bậc 6, cho Kwh từ 401 trở lên là 2.323 đồng...

Ngay sau khi Báo GD&TĐ có bài phản ánh, Sở Công Thương Thanh Hóa đã có công văn đề nghị Công ty Điện lực Thanh Hóa vào cuộc, xử lý vụ việc.

Công văn chỉ đạo xử lý vụ việc của Sở Công thương Thanh Hóa. Ảnh: TL.

Công văn chỉ đạo xử lý vụ việc của Sở Công thương Thanh Hóa. Ảnh: TL.

Công văn nêu: “Để đảm bảo an toàn cấp điện phục vụ nhân dân, người dân được mua điện theo đúng giá quy định, đảm bảo quyền lợi của người dân, tránh gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, Sở Công Thương đề nghị Công ty Điện lực Thanh Hóa chỉ đạo Điện lực Quan Sơn thực hiện ký hợp đồng và bán điện trực tiếp đến hộ dân trong thời gian chờ tiếp nhận công trình.

Khẩn trương phối hợp với UBND huyện Lang Chánh để tiếp nhận công trình trên theo chủ trương của Chủ tịch UBND tỉnh tại công văn số 18091/UBND-CN, ngày 28/12/2020. Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương trước ngày 30/3/2023, để Sở tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh”.

Ông Hà Văn Chuẩn – Trưởng bản Nà Đang, cho biết, hơn 7 năm qua, do công trình điện không được bàn giao về cho ngành Điện lực quản lý và bán điện cho người dân, nên hàng năm bà con ở bản phải bỏ tiền bạc, công sức đi phát quang, bảo vệ hành lang lưới điện này, gây tốn kém cho người dân.

“Thay mặt người dân bản Nà Đang, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Báo GD&TĐ đã có bài viết về thực trạng bà con dân bản ở đây phải mua điện giá cao trong 7 năm qua. Sau khi Báo GD&TĐ phản ánh, các cơ quan chức năng đã về giải quyết, và đến nay chúng tôi đã được ngành Điện lực bán điện theo đúng giá quy định của Nhà nước rồi, bà con phấn khởi lắm!”, ông Chuẩn nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.